Có nhiều loại thảo mộc mọc dại nhưng lại có những công dụng chữa bệnh rất hữu ích. Chúng ta có thể sử dụng chúng để chữa một số bệnh thông thường như mụn nhọt, ong đốt, mất ngủ… mà không sợ bị nhờn thuốc như thuốc tây.

1. Cây vông nem

Cây vông nem.
Cây vông nem.

Cây vông nem mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng để nuôi thỏ. Cây có thể sử dụng vỏ, lá và hạt vông nem để làm thuốc. Lá và vỏ cây có vị chát, tính bình. Hạt có vị ngọt, tính ấm.

Vông nem có một số tác dụng như an thần, chữa mất ngủ, tiêu độc, sát trùng…

Cách dùng:

An thần, gây ngủ: Lấy một ít lá vông, sắc với nước rồi hòa với rượu để uống.

Đau răng: Dùng vỏ cây vông nem, tán nhuyễn, rắc vào nơi sâu răng.

Phong thấp, đau gối: Sắc vỏ vông nem với nước rồi uống.

2. Cây chó đẻ (cứt lợn)

Cây chó đẻ (cứt lợn).
Cây chó đẻ (cứt lợn).

Cây chó đẻ hay cứt lợn trong đông y được gọi là Diệp hạ châu. Đây là loại cây mọc dại ở nhiều nơi, toàn thân có thể sử dụng làm thuốc.

Cây chó đẻ có vị đắng, tính lạnh, có thể dùng tươi hoặc khô, thường được thu hái vào mùa hè thu để làm dược liệu.

Cách dùng:

Mụn nhọt, ong đốt: Cây chó đẻ 20 g, nhựa cây đại 0,5 lít. Giã nhỏ cây chó đẻ rồi hoà với nhựa cây đại để bôi vào chỗ đau 3-4 lần một ngày.

Rôm sẩy: Cây chó đẻ 20 g, lá sài đất 15 g, kinh giới 5 g. Dùng hỗn hợp các loại lá này đun với nước tắm mỗi ngày một lần.

3. Cỏ tranh

Cây cỏ tranh.
Cây cỏ tranh.

Cỏ tranh là loài cỏ dại mọc ở nhiều nơi. Người ta thường dùng rễ cỏ tranh để làm thuốc. Lưu ý phụ nữ có thai không được dùng cỏ tranh.

Cách dùng:

Lợi tiểu: Rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 10 g, xa tiền 25 g, hoa cúc. Nấu tất cả với một lít nước, để nguội, uống khi khát.

4. Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu.
Cỏ mần trầu.

Cỏ mần trầu còn có tên là ngưu mân thảo, cỏ bắc được dùng để chữa nhiều bệnh. Loại cỏ này còn được dùng để làm nước gội đầu sạch gầu.

Cách dùng:

Cao huyết áp: Nhổ toàn cây, cả rễ rửa sạch, thái nhỏ. Cân 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể cho thêm một chút đường cho dễ uống, chia 2 lần uống trong ngày.

Tóc bạc sớm, tóc nhiều gàu: Đun cỏ mần trầu với bồ kết để gội đầu.

5. Sài đất

Cây sài đất.
Cây sài đất.

Sài đất thường mọc dại và đôi khi được trồng để phủ lên những nơi đất trống. Cây này có thể dùng tươi hoặc khô nhưng dùng tươi thì sẽ tốt hơn.

Cách dùng:

Mụn nhọt, lở ngứa: Cây sài đất 20 g, kinh giới 10 g. Nấu với nước để tắm.

Giảm đau, giảm sốt, kháng sinh: Dùng 100 g cây sài đất tươi, giã với một ít muối rồi sắc với nước uống. Uống lúc nguội, ngày uống 2 lần.