Theo WHO, có tới 70% phụ nữ trên thế giới bị chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Ở Việt Nam, chứng suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng phổ biến, đặc biệt là với các nhân viên văn phòng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều cản trở cho người bệnh trong công việc và cuộc sống.
1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Cẳng chân bị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu.
Trong cơ thể của chúng ta, dòng máu sẽ được tim đẩy đi khắp nơi để nuôi dưỡng các cơ quan. Sau đó, dòng máu từ các cơ quan sẽ được hệ thống các tĩnh mạch đưa trở về tim.
Khác với lúc được bơm đi, trong lúc trở về, dòng máu vừa không tim đẩy vừa phải đi ngược lại trọng lực. Vì thế, đôi khi, máu ở các tĩnh mạch thuộc phần dưới của cơ thể sẽ bị ứ đọng lại gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
2. Nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân xảy ra do việc thoái hóa các tĩnh mạch vùng chân khiến cho máu không thể lưu thông và bị ứ lại. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này thường là do:
- Quá trình lão hóa do tuổi tác làm giảm chức năng của các tĩnh mạch chân. Vì thế, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Người già dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân. Ảnh minh họa.
- Do tư thế sinh hoạt và làm việc như ngồi một chỗ lâu, ít vận động… làm tăng áp lực của dòng máu trong các tĩnh mạch ở chân. Những nhân viên văn phòng, đặc biệt là phụ nữ hay phải mặc tất bó và ngổi vắt chéo chân là những người có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân.
- Các nguyên nhân khác như béo phì, chế độ ăn ít chất xơ cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh này.
3. Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân
Trong những giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh không đáng kể và hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chúng ta hãy để ý các nguyên nhân sau đây để phát hiện sớm chứng suy giãn tĩnh mạch cẳng chân.
- Có cảm giác đau chân, nặng chân, phù nhẹ khi ngồi lâu.
Vùng mắt cá chân của người bệnh.
- Chuột rút, có cảm giác như kiến bò ở vùng chân khi về đêm.
- Khi mang giày dép, chân bị phù lên, đặc biệt ở vùng mắt cá chân.
Vùng da thay đổi màu sắc của người bệnh.
- Vùng cẳng chân xuất hiện các vết chàm da, thay đổi màu da.
- Ở các giai đoạn sau, các búi tĩnh mạch trương phồng lên và nổi rõ trên da, tạo thành các mảng bầm máu trên da.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
4. Phòng ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý có nguyên nhân do chế độ làm việc và ăn uống. Vì thế để phòng ngừa bệnh này chúng ta cần phải thực hiện các việc sau đây.
Nên tập thể dục thường xuyên.
- Không nên đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là đối với nhân viên văn phòng. Sau mỗi giờ làm việc, nên giành thời gian để đứng dậy tập một số bài thể dục đơn giản.
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế mặc những loại quần, tất bó sát chân. Không nên ngồi vắt chéo chân quá lâu.
- Nên tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể tập những môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp…
Nên ăn nhiều các loại hoa quả.
- Ăn nhiều rau, củ, quả là những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.