Cây lan ý, dây thường xuân, dương xỉ Mỹ, trúc mây, cây lưỡi hổ, trầu vàng, thu hải đường trường sinh, cây phất dụ mảnh, cây dây nhện, nha đam là những loại cây nội thất giúp loại trừ nguy cơ ung thư, tốt cho phong thủy.

1. Cây lan ý. Đây là chi thực vật có hoa trong họ Ráy, có tên khoa học là Spathiphyllum. Loại cây này có thể lọc được các độc tố như cồn, aceton, benzene VOC - một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa. Ngoài việc thanh lọc không khí, cây lan ý còn có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy khi thu hút tài lộc cho gia chủ.
1. Cây lan ý. Đây là chi thực vật có hoa trong họ Ráy, có tên khoa học là Spathiphyllum. Loại cây này có thể lọc được các độc tố như cồn, aceton, benzene VOC - một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa. Ngoài việc thanh lọc không khí, cây lan ý còn có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy khi thu hút tài lộc cho gia chủ.


2. Dây thường xuân (vạn niên). Loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), họ Cuồng cuồng (Araliaceae) Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Dây thường xuân có tên khoa học là Hedera helix. Tán lá rậm rạp của dây thường xuân giúp hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư. Loài cây này còn mang lại may mắn cho gia chủ.
2. Dây thường xuân (vạn niên). Loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), họ Cuồng cuồng (Araliaceae) Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Dây thường xuân có tên khoa học là Hedera helix. Tán lá rậm rạp của dây thường xuân giúp hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư. Loài cây này còn mang lại may mắn cho gia chủ.


3. Cây dương xỉ Mỹ. Loài dương xỉ trong họ Nephrolepidaceae, có danh pháp khoa học là Nephrolepis exaltata. Loại cây này được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất. Cây dương xỉ Mỹ hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
3. Cây dương xỉ Mỹ. Loài dương xỉ trong họ Nephrolepidaceae, có danh pháp khoa học là Nephrolepis exaltata. Loại cây này được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất. Cây dương xỉ Mỹ hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.

4. Cây trúc mây. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae, có tên khoa học là Rhapis excelsa. Cây nội thất này giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vì lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.
4. Cây trúc mây. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae, có tên khoa học là Rhapis excelsa. Cây nội thất này giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vì lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.

5. Cây lưỡi hổ. Đây là loài thực vật có hoa trong họ Măng tây, có danh pháp khoa học là Sansevieria trifasciata. Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene những chất gây ung thư trong không khí. Cây lưỡi hổ còn mang may mắn, tài lộc cho người trồng.
5. Cây lưỡi hổ. Đây là loài thực vật có hoa trong họ Măng tây, có danh pháp khoa học là Sansevieria trifasciata. Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene những chất gây ung thư trong không khí. Cây lưỡi hổ còn mang may mắn, tài lộc cho người trồng.

6. Cây trầu vàng. Loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae), có tên khoa học là Epipremnum aureum. Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà vàng giúp khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Trong phong thủy, cây trầu bà vàng mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng… cho gia chủ.
6. Cây trầu vàng. Loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae), có tên khoa học là Epipremnum aureum. Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà vàng giúp khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Trong phong thủy, cây trầu bà vàng mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng… cho gia chủ.

7. Thu hải đường trường sinh. Thực vật có hoa trong chi Hải đường (Begonia). Cây có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính... Nếu tiếp xúc với toluene trong thời gian đủ dài có thể bị bệnh ung thư.
7. Thu hải đường trường sinh. Thực vật có hoa trong chi Hải đường (Begonia). Cây có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính... Nếu tiếp xúc với toluene trong thời gian đủ dài có thể bị bệnh ung thư.

8. Cây phất dụ mảnh. Là loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên, có tên khoa học là Dracaena marginata. Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm. Ngoài ra, cây còn có tác dụng hạn chế sóng gây hại cho con người từ ti vi, tủ lạnh, điện thoại…
8. Cây phất dụ mảnh. Là loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên, có tên khoa học là Dracaena marginata. Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm. Ngoài ra, cây còn có tác dụng hạn chế sóng gây hại cho con người từ ti vi, tủ lạnh, điện thoại…

9. Cây dây nhện (lục thảo trổ). Đây là loài thực vật lọc khí thuộc họ Thùa, có nguồn gốc từ châu Phi, cây có tên khoa học là Chlorophytum comosum. Đặt một chậu cây dây nhện trên bệ hay treo một giỏ ngoài cửa sổ đầy nắng sẽ giúp bạn lọc formaldehyde, benzene phân tử trong không khí. Ngoài ra, loài cây này còn rất tốt cho phong thủy.
9. Cây dây nhện (lục thảo trổ). Đây là loài thực vật lọc khí thuộc họ Thùa, có nguồn gốc từ châu Phi, cây có tên khoa học là Chlorophytum comosum. Đặt một chậu cây dây nhện trên bệ hay treo một giỏ ngoài cửa sổ đầy nắng sẽ giúp bạn lọc formaldehyde, benzene phân tử trong không khí. Ngoài ra, loài cây này còn rất tốt cho phong thủy.

10. Nha đam (lô hội). Loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội. Loài này có danh pháp khoa học là Aloe vera. Ngoài việc được dùng để trang trí nhà cửa, làm đẹp, nấu ăn… thì cây nha đam còn rất tốt cho phong thủy và có khả năng hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm. Cây rất thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày.
10. Nha đam (lô hội). Loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội. Loài này có danh pháp khoa học là Aloe vera. Ngoài việc được dùng để trang trí nhà cửa, làm đẹp, nấu ăn… thì cây nha đam còn rất tốt cho phong thủy và có khả năng hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm. Cây rất thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày.