Cẩm tú cầu là loài hoa đẹp được trồng làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới. Hôm nay, Khoa học & Phát triển sẽ giúp bạn nắm bắt được các trồng, chăm sóc và điều chỉnh màu hoa theo ý muốn.

Cây giống cẩm tú cầu. Ảnh minh họa.
Cây giống cẩm tú cầu. Ảnh minh họa.


1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa cẩm tú cầu. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.


Đất trồng hoa cẩm tú cầu phải tơi xốp, thoáng, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chậu hoa cẩm tú cầu. Ảnh minh họa.
Chậu hoa cẩm tú cầu. Ảnh minh họa.

2. Trồng cây

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống hoa cẩm tú cầu khác nhau. Còn ở Việt Nam phổ biến nhất là cầm tú cầu đổi màu từ trắng, sang xanh blue, tím hồng, hồng, rồi hoa tàn.

Hoa cẩm tú cầu thường được nhân giống bằng cách gieo hạt và giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp giâm cành là phổ biến hơn cả.

Cắt đoạn nhánh dài 30 - 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.

Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.

Sau thời gian từ 1 tháng trở đi, cành hom đã bắt đầu mọc ra lá mới và phát triển thì bấng cả vùng cây tới trồng ở nơi đã chuẩn bị sẵn. Sau đó tưới nước ẩm cho cây nhanh phát triển.

Hoa cẩm tú cầu nở rực rỡ. Ảnh minh họa.
Hoa cẩm tú cầu nở rực rỡ. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.

Tỉa cành: Người ta thường tỉa cành hoa cẩm tú cầu trong mùa Đông, trễ nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu bạn không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giữ yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây. Lưu ý: Nếu cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau). Chừa lại những cành mùa trước không có hoa.

Bón phân: Mỗi năm bón phân 2 lần cho cây vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân. Lượng phân bón thay đổi tùy theo kích thước của cây. Vùng có khí hậu ấm bón phân vào tháng 5-6, nơi lạnh thì tháng 6-7. Ngoài việc bón phân hóa học thì bạn có thể bổ sung thêm phân chuồng hoa mục cho cây.

Cẩm tú cầu có đổi màu được như vậy là phụ thuộc vào độ pH của đất. Đất chua, có độ pH thấp hơn 6.0 thì hoa cẩm tú cầu có hoa màu xanh blue. Đất phèn, với độ pH trên 7.0, thúc đẩy cây ra màu hồng và màu đỏ. Với độ pH giữa 6 và 7, cây cho ra những bông hoa hồng tím.

Để giảm độ pH của đất (tức là muốn cẩm tú cầu ra hoa màu xanh blue), bạn nên thêm thêm lưu huỳnh hoặc nhôm, dung dịch clorua sắt hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây hoặc cũng có thể chôn vào đất một ít giấy nhôm dùng để nướng đồ ăn. Muốn hoa có màu hồng tím có thể bón vào đất một ít vôi bột. Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra độ pH bằng cách mua một ít giấy quỳ thí nghiệm.