Cây sống đời (cây bỏng, lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử) là loại cây vừa làm cây cảnh cho hoa nở đẹp, vừa là một cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và hiệu quả.

Cây hoa sống đời. Ảnh minh họa.
Cây hoa sống đời. Ảnh minh họa.

>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng ngũ gia bì giúp đuổi muỗi, hút tài lộc

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa sống đời. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn nên trồng hoa trường sinh ở chậu cây.

>> Xem thêm: Tự trồng cây phỉ thúy hút tiền tài, may mắn

Sống đời là loại cây ưa sáng nên cần lựa chọn đặt chậu ở những nơi có ánh sáng chiếu với thời gian dài như cửa sổ, ban công... Nhiệt độ lý tưởng cho cây hoa phát triển tốt là khoảng 12,7 - 32 độ C.

Cây sống đời ưa phát triển ở nền đất tơi xốp, độ thoáng cao, nhiều mùn, chủ động tưới tiêu. Bạn có thể trộn 1 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục (phân bò) + 7 phần tro trấu hoặc xơ dừa + 1 kg lân + 1 kg vôi bột. Nguyên liệu trồng cho vào 2/3 chiều cao dụng cụ trồng, bố trí theo hướng Bắc Nam.

Hoa sống đời nở rộ. Ảnh minh họa.
Hoa sống đời nở rộ. Ảnh minh họa.

2. Trồng cây

Cây sống đời thường nở hoa từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Màu sắc hoa sống đời khá đa dạng từ đỏ, hồng, vàng, cam… Hiện nay trên thị trường có một số loại giống như sống đời ta (bông lồng đèn), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn nhưng lá lớn), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp tết nguyên đán), sống đời 5 màu (bông nhuyễn, 5 màu trổ tập trung vào dịp Tết nguyên đán)…Bạn có thể lựa chọn loại hoa tùy thuộc vào sở thích.

Tùy vào từng chủng loại sống đời mà có cách nhân giống khác nhau. Thông thường người ta thường nhân giống bằng cách cắt cành để giâm xuống đất. Giâm trong bóng mát đến 1 tháng sau cây ra rễ mạnh mang vào dụng cụ trồng đã chuẩn bị sẵn.

chậu hoa sống đời. Ảnh minh họa.
Những chậu hoa sống đời. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Cây sống đời là loại cây hoa ưa ẩm nhưng không chịu ướt. Do đó, cần phải tưới nước vừa đủ cho cây, không được tưới quá nhiều và khi trồng cây vào chậu cần lưu ý đến việc thoát nước của chậu cây. Trung bình 3-4 ngày tưới/lần.

Khi tưới nước, cần chú ý là tưới chậm chậm và tưới xung quanh, dưới gốc cây. Không tưới trực tiếp trên hoa hoặc lá hoặc để nước đọng nhiều trên lá của cây hoa sống đời. Loại bỏ hết nước đọng lại trong khay hoặc đĩa trồng để tránh làm úng và thối cây.

Mỗi năm nên đổi chậu cây 1 lần.

Thời gian thích hợp để cắt tỉa chồi ngọn tạo dáng cho cây là tháng 7-8. Khi ban ngày ngắn đi thì đó là thời gian cây mọc chồi ngọn, nên cắt bỏ chồi ngọn để chồi nách mọc nhiều và lượng hoa sẽ tăng. Không nên tỉa ngọn vào lúc thời tiết rét hay có sương, dễ làm cây bị chột, hỏng, không ra hoa.

Mỗi tháng pha loãng ít phân NPK bón cho cây. Khi cây nở hoa thì nên bón 2 tháng/lần. Bạn có thể bổ sung thêm phân chuồng hoai mục.