Theo thông tin của Bloomberg, VNG - một trong hai kỳ lân công nghệ của Việt Nam, đang xem xét việc niêm yết cổ phiểu tại Mỹ thông qua hình thức hợp nhất với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (Special purpose acquisition companies).
Thương vụ này được định giá 2-3 tỷ USD. Như vậy, VNG đã gia nhập danh sách dài các công ty công nghệ ở Đông Nam Á theo đuổi lối đi tắt để bước chân vào thị trường vốn ở Mỹ thay cho cách IPO truyền thống, bên cạnh Traveloka, PropertyGuru, và Grab. Bên cạnh đó, VNG cũng đang cân nhắc tới cả việc sẽ tìm cách huy động nguồn vốn khác.
Tuy nhiên, đại diện của VNG cho biết chưa có quyết định nào về IPO hay
SPAC được đưa ra hoặc thông qua, và từ chối bình luận về điều này. Trước đó, năm 2017, VNG đã ký biên bản ghi nhớ với Nasdaq nhưng việc niêm yết được nhiều người trông đợi đã không thành hiện thực.
VNG cung cấp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực như game, mạng xã hội (Zalo), truyền thông trực tuyến (Zing News), dịch vụ tài chính (ZaloPay), dịch vụ đám mây (VNG Cloud). Dù có dịch vụ phong phú và chiếm được thị phần tốt nhưng mảng game hiện vẫn đóng góp hơn 80% doanh thu của công ty này.
Năm nay,
VNG dự tính lỗ 27 triệu USD do ảnh hưởng của COVID-19 và kế hoạch đầu tư mạnh để phát triển hoạt động kinh doanh thanh toán online, đặc biệt là ZaloPay. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Tech in Asia, Kelly Wong, Phó Tổng Giám đốc Vận hành của VNG, cho biết công ty đang đẩy mạnh nỗ lực phát triển và phát hành game cho thị trường nước ngoài.
Wong không nhắc đến kế hoach IPO. “Cơ hội để nắm bắt tăng trưởng ở các thị trường mới luôn hữu ích trong việc cải thiện tăng trưởng và kết quả là định giá công ty,” Wong lưu ý vào thời điểm đó. Trước khi Grab và Gojek xuất hiện, VNG và Garena là hai kỳ lân duy nhất ở Đông Nam Á. Garena sau đó đã chuyển đổi thành Sea Group và đã niêm yết tại Mỹ vào năm 2017 và hiện có giá trị vốn hóa thị trường là 155 tỷ USD.
Nguồn: