Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành nuôi tôm trong điều kiện xâm nhập mặn”.
Tham dự và chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh; các đơn vị quản lý trực thuộc Bộ: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ Phát triển KH&CN địa phương...
Thứ trưởng Trần Việt Thanh chủ trì hội thảo.
Để có thể nuôi tôm trong điều kiện xâm nhập mặn, việc chọn tạo giống, công nghệ nuôi và cách tăng cường sức đề kháng cho tôm rất quan trọng. Theo Tổng cục Thủy sản, từ tháng 2-3/2016, tại nhiều vùng ở ĐBSCL, độ mặn duy trì ở mức cao đã tác động đến nghề nuôi tôm do thiếu nước ngọt bổ sung, không thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi.
Tính đến tháng 5/2016, đã có hơn 81ha tôm nuôi bị thiệt hại, đặc biệt là vùng nuôi quảng canh tôm - lúa. Theo thứ trưởng Trần Việt Thanh, đây là lúc các nhà khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp khoa học để nuôi trồng thủy sản trong tình trạng xâm nhập mặn, đặc biệt phải biến con tôm thành sản phẩm chủ lực của ĐBSCL.
Đ. Dung