Triển lãm “Đối thoại trong bóng tối " được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 7-8/10. Tại sự kiện này, những người sáng mắt sẽ có cơ hội trải nghiệm trong bóng tối sử dụng các giác quan ngoài thị giác với sự hướng dẫn của người mù.
Khái niệm “Đối thoại trong bóng tối” được phát kiến bởi Giáo sư,
tiến sĩ Andreas Heinecke. Theo ông, những định kiến về người mù lan rộng
bởi vì họ không được cảm thông và bình đẳng trong giáo dục và thị
trường lao động.
Thế
nên, ông tin rằng nếu những người sáng mắt được một lần trải nghiệm
cuộc sống trong bóng tối cùng người mù, nhiều khả năng họ sẽ cảm thông
hơn với những mảnh đời khuyết tật.
Triển
lãm "Đối thoại trong bóng tối" là một trong những Đổi mới Xã hội
(Social Innovations) của Doanh nghiệp Xã hội Dialogue Social Enterprises
(DSE) được ghi nhận là lớn nhất trên thế giới bởi cộng đồng lãnh đạo
quốc tế,
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Clinton Foundation, và các tổ chức khác.
Triển lãm được bắt nguồn từ Đức và nhân rộng ra 39 nước trong suốt 25
năm qua. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã trở thành quốc gia số 41 tổ
chức triển lãm "Đối thoại trong bóng tối". Sự kiện này do Hội người mù
Việt Nam phối hợp với Quỹ Những người bạn vì quyền người yếu thế của Mỹ (
FHHER) và Hiệp hội thiết kế tiếp cận Nhật Bản (ADFJ) tổ chức.
Đến
triển lãm, mọi người sẽ được bước vào thế giới của những người khiếm
thị và trải nghiệm cuộc sống không có ánh sáng trong một phòng tối được
thiết kế đặc biệt và được dẫn đường bởi người mù với các nhóm nhỏ. Những
hương vị, âm thanh, gió, nhiệt độ và kết cấu truyền tải mang các đặc
tính của một cuộc sống thường ngày như một công viên, một phòng làm
việc, một buổi hòa nhạc hoặc một quán bar có thể sẽ khiến bạn thay đổi
quan điểm sống tích cực hơn hoặc đơn giản chỉ là trải nghiệm một cách
nhìn hoàn toàn mới về cuộc sống.
Gian hàng trưng bày sản phẩm Tiếp cận thông minh và tranh vẽ, hàng thủ công mỹ nghệ do người mù Việt Nam sáng tạo và sản xuất. Bằng cách đảo ngược: những người mắt sáng phải đối mặt với việc mất khả năng nhìn và bị đưa ra khỏi môi trường quen thuộc của họ trong khi người mù lại trở thành chuyên gia dẫn đường, triển lãm. "Đối thoại trong bóng tối" hy vọng có thể truyền tải được thông điệp giáo dục tới thế hệ trẻ em thanh thiếu niên Việt Nam, giúp các em có cơ hội được rèn luyện đối với với những những thách thức, vượt qua trở ngại và phát triển kĩ năng Lãnh đạo để đạt được thành công trong cuộc sống. Thông điệp của sự kiện là "Mỗi con người chúng ta, dù là ai, dù ở đâu, đều có khả năng của riêng mình để vượt qua mọi khó khăn, mọi thử thách trong cuộc sống, để đạt được thành công và có ích cho xã hội".
Một điểm thú vị nữa tại triển lãm chính là những gian hàng sản phẩmTiếp cận thông minh được sáng tạo bởi Hiệp hội Thiết kế Tiếp cận Nhật Bản (ADFJ) dành cho tất cả mọi người đặc biệt là người mù. Sản phẩm ADFJ sử dụng Thiết kế tiếp cận (Accessible design). Nghĩa là các vật dụng sẽ có thêm một dòng chữ nổi để người khiếm thị có thể phân biệt, giúp họ "tự do trong thế giới của người sáng mắt". Ngoài ra, tại sự kiện cũng giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tranh vẽ do chính người mù Việt Nam sáng tạo và sản xuất.
Sự kiện triển lãm sẽ được tổ chức tại Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng, 217 Trung Kính, Hà Nội từ 7-8/10/2016.
Nam Phương