Tên lửa vừa được JAXA phóng thuộc loại SS-520, được điều chỉnh gắn thêm tầng thứ 3 tại mũi để đưa vệ tinh vi ba TRICOM-1R nặng khoảng 3 kg lên quỹ đạo. Tuy nhiên, JAXA sau đó đã không kết nối với vệ tinh vì việc phóng chỉ mang tính “danh nghĩa” hay trong tình trạng “quan sát”.
Hiện JAXA vẫn chưa có kế hoạch để thực hiện các vụ phóng thường xuyên hơn bằng tên lửa mini. Tuy nhiên thành công này sẽ mở ra một xu hướng mới trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và nhận được nhiều sự quan tâm. Chẳng hạn, phòng thí nghiệm Rocket Lab tại New Zealand cũng đang nghiên cứu phát triển một tên lửa còn nhỏ hơn nữa để lấp đầy khoảng trống cần thiết cho những du hành trên quy mô nhỏ vào không gian.
Video quay cảnh vụ phóng tên lửa mini của JAXA.
Mối quan tâm ngày càng gia tăng
SpaceX rõ ràng đang là người đi đầu trong lĩnh vực phóng vệ tinh cho nhiệm vụ tiếp nhận các trạm vũ trụ quốc tế. Tuy nhiên, một số tổ chức – mong muốn phóng vệ tinh nhỏ hơn – đang tìm kiếm giải pháp thay thế hơn là đặt chỗ trên những lần phóng quy mô lớn của SpaceX. Rocket Lab và JAXA đang là những nơi đi tiên phong qua những tiến bộ trong địa hạt này.
Thành công của JAXA hoàn toàn tương phản với cột mốc lịch sử tiếp theo của
SpaceX trong vụ phóng tên lửa
Falcon Heavy – rất được mong đợi, với công suất gấp đôi tên lửa mạnh nhất đang hoạt động. SpaceX đã được cấp phép cho một vụ phóng chính thức vào ngày 6/2.
Tương lai của các chuyến du hành không gian dường như đã có đủ chỗ cho những vụ phóng tên lửa, ở mọi quy mô, từ mini cho tới hạng nặng như Falcon Heavy. Vũ trụ chính là một nguồn tài nguyên vô tận với đầy tri thức lẫn lợi ích, tuy nhiên hầu như vẫn chưa được khai phá, và trở nên cực kỳ hấp dẫn đối với những ai sẵn sàng tiếp cận và giành lấy.