Không gian chia sẻ S.hub được chính thức khai trương tại Thư viện Quốc gia; phát hiện loài chim ăn thịt tại công viên Gia Định; phát triển thành công công nghệ lọc vàng từ than đá... là những tin khoa học nổi bật sáng 25/11.
Khai trương không gian chia sẻ ở Thư viện Quốc gia
Ngày 24/11, Công ty Điện tử Samsung và Thư viện Quốc gia Việt Nam chính thức khai trương không gian chia sẻ S.hub tại 31 Tràng Thi (Hoàn Kiếm, Hà Nội). S.hub được thiết kế với 3 yếu tố chính là không gian hiện đại và thiết bị công nghệ cao; không gian trao đổi trực tuyến; các hoạt động theo chủ đề. Màn hình trình chiếu, bảng tra cứu thông tin và các máy tính được đặt ở tiền sảnh; máy tính bảng, máy tính bàn phục vụ nhu cầu tra cứu và tự học tại khu vực tra cứu cá nhân đặt ở tầng 2. Bên cạnh đó, màn hình tương tác thông minh và hệ thống loa chuyên dụng cho phòng đa phương tiện cũng được trang bị. Bà Kiều Thúy Nga, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, cho biết: "S.hub sẽ đem đến một mô hình tổ chức dịch vụ thư viện đổi mới, sáng tạo phục vụ cho việc đọc, nghiên cứu, giao lưu, học tập và chia sẻ ý tưởng của các bạn trẻ". (
XEM THÊM)
Chính thức khai trương không gian chia sẻ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Phát hiện loài chim ăn thịt tại công viên Gia Định
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái học miền Nam, khu vực nội thành TPHCM có sự đa dạng về số loài chim thuộc hàng cao trên thế giới với 81 loài được ghi nhận. Đặc biệt, các nhà khoa học đã ghi nhận sự hiện diện của 1 cá thể của loài chim ăn thịt ưng xám (Accipiter badius) tại Công viên Gia Định. Có thể xem loài này định cư tại khu vực nội thành TPHCM. Trong vùng phân bố Đông Nam Á, loài này di trú đông ở bán đảo Malaysia và nam Thái Lan.
Nội thành TPHCM có đặc điểm của một khu hệ chim đô thị điển hình, mang yếu tố phổ biến, bản địa và ngoại lai. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn về sự biến động thành phần loài chim của khu vực nội thành, ngoại ô và vùng giáp ranh sẽ giúp các nhà quy hoạch đô thị xây dựng được chiến lược đô thị hóa bền vững, giúp phát triển kinh tế như du lịch sinh thái xem chim (Birdwatching) mà vẫn đảm bảo giữ được tính đa dạng sinh học bản địa. (
XEM THÊM)
Loài ưng xámAccipiter badius.
Phát triển công nghệ thu vàng từ xỉ than đá
Trung tâm khoa học Amur, Nga đã phát triển thành công công nghệ lọc vàng từ than đá. Khi đốt cháy một tấn than đá, nhóm nghiên cứu có thể lọc được lượng vàng trị giá 23USD. Theo Oleg Ageev, một thành viên nhóm nghiên cứu, quá trình lọc diễn ra khi khói từ than đá đốt cháy được dẫn qua hệ thống làm sạch lớn. Đầu tiên, những chất gây ô nhiễm có hại được rửa trôi bằng nước. Vàng lắng lại qua máy lọc. Cuối cùng, sản phẩm cô đặc chứa vàng được lấy ra và đưa đi tinh chế. Nhóm hy vọng nhận được nguồn hỗ trợ 7.745 USD để lắp máy lọc vàng theo quy mô công nghiệp và đưa vào sản xuất trong năm sau. (
XEM THÊM)
Các nhà khoa học Nga thu được một gram vàng từ một tấn than đá khi
thử nghiệm công nghệ lọc mới. Ảnh minh họa: Mirror
Mỹ đề xuất chế độ lái xe an toàn trên điện thoại di động
Ngày 23/11, Cục Quản lý an toàn giao thông đường bộ của Mỹ đề xuất với các nhà sản xuất điện thoại như Apple, Samsung... một chế độ lái xe giúp các tài xế được an toàn và tập trung hơn. Chế độ này sẽ ngăn chặn được những phiền hà như phương tiện truyền thông xã hội, tin nhắn, email, ngăn chặn hoạt động bàn phím khi tương tác các mạng truyền thông, hạn chế truy cập web, video hay các ứng dụng đồ họa gây mất tập trung. Chế độ này tương tự chế độ đang đi máy bay ở hầu hết các điện thoại thông minh được ứng dụng từ năm 2007).
(
XEM THÊM)
Trang web của Ủy ban châu Âu bị tin tặc tấn công nghiêm trọng
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas chiều 24/11 cho biết trang web của cơ quan này vừa hứng chịu một vụ tấn công nghiêm trọng của tin tặc. Đây là một vụ tấn công diện rộng làm quá tải đường truyền Internet, dẫn đến việc người dùng không thể truy cập trang web của Ủy ban vì bị từ chối dịch vụ. Người phát ngôn trên khẳng định vụ tấn công đã được ngăn chặn và chưa phát hiện dữ liệu nào bị mất. (
XEM THÊM)
Singapore khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo
Singapore vừa chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Đổi mới sáng tạo-SGInnovate với mục tiêu kết nối mạnh mẽ hơn các nhà khoa học, doanh nghiệp và nguồn lực tài chính để thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào sáng tạo, làm động lực đổi mới kinh tế và xã hội. SGInnovate là một phần trong kế hoạch trị giá 4,5 tỷ SGD (tương đương hơn 3,2 tỷ USD) của Chính phủ Singapore nhằm thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo và đổi mới công nghệ, đổi mới hệ sinh thái cũng như nền kinh tế theo hướng xanh, sạch và phát triển bền vững, tiên phong trong việc xây dựng một quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới. (
XEM THÊM)
Phó Thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam tại lễ khánh thành SGInnovate.
Nguồn: Businesstimes
Phát hiện nước ở độ sâu 400-600km dưới lòng đất
Đại học Florida, Mỹ vừa phát hiện ra rằng ở độ sâu 400-600km dưới bề mặt Trái đất có nước tồn tại dưới dạng một khoáng chất được gọi là brucite. Các chuyên gia ghi nhận rằng dữ liệu mới đã gây ngạc nhiên ít nhất ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trước đây không ai nghĩ rằng nguồn nước có thể ở sâu đến thế. Thứ hai, brucite vốn được coi là khoáng chất đã được nghiên cứu rất kỹ, đó là magiê hydroxide và bên trong chứa nước. Thông qua một loạt phép tính cơ học lượng tử, các chuyên gia kết luận rằng brucite có thể rơi xuống rất sâu trong lòng đất mà không bị phá hủy trong một thời gian dài. Tuy chưa thể trả lời câu hỏi có bao nhiêu nước rơi xuống độ sâu khoảng 500km, nhưng họ chắc chắn có một lượng nước nhất định ở độ sâu đó. (
XEM THÊM)
Băng Nam cực có thể đã bắt đầu tan do El Nino từ những năm 1940
Một nghiên cứu mới đã tìm ra rằng sông băng đảo Pine, một dòng sông đóng băng khổng lồ kéo dài qua bờ lục địa Nam Cực, bắt đầu vượt ra khỏi một rãnh ngầm vốn kiểm soát dòng chảy của con sông này và tiến ra biển sau một quá trình tan chảy xảy ra từ những năm 1940.
Để đưa ra một dòng thời gian cho các hoạt động của sông băng đảo Pine, các nhà khoa học đã dựng trại trên băng, khoan lỗ qua sông băng và thu về các mẫu trầm tích từ 3 điểm khác nhau trên rãnh ngầm đáy biển. Họ đã phân tích thành phần khoáng của các mẫu, sự hiện diện của các vi sinh vật và kích thước các hạt trầm tích và kết luận rằng sông băng đảo Pine đã bắt đầu tách ra vào khoảng năm 1970, sau sự hình thành của một túi nước ấm bên ngoài rìa. Dựa vào các mô hình toán học, họ đã xác địnhnguyên nhân có thể do đại dương nóng lên theo sau El Nino. (
XEM THÊM)
Băng tan do hiện tượng El Nino. Nguồn: wsj.com
Đ. Dung (Tổng hợp)