Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), các nguồn năng
lượng carbon thấp phải đảm bảo cung ứng 80% điện năng toàn cầu, tăng
30% so với hiện nay vào năm 2050 để đảm bảo sự nóng lên toàn cầu chỉ ở
mức -2 độ C. Từ giờ tới năm 2050, nhu cầu điện năng của con người cũng sẽ tăng lên gấp đôi. Và do đó, chúng ta rất cần tới các nguồn năng lượng giải phóng ít carbon, thay
thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu lửa, khí đốt), bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân…
Trong
số đó, năng lượng hạt nhân đang được xem là chìa khóa trong việc hạn chế
khí thải nhà kính (GHG) trên toàn thế giới. Năng lượng hạt nhân cũng đã được
chứng minh là khả thi và hiệu quả để được triển khai với quy mô lớn.
Hiện năng lượng hạt nhân đang tạo ra 11% điện năng toàn cầu nói chung và 16% điện năng cho Canada nói riêng.
Cơ
quan Năng lượng Quốc tế đã tính toán rằng, từ năm 1971, năng lượng hạt
nhân đã ngăn ngừa được 56 gigatonnes (Gt) khí thải nhà kính - tương
đương với lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu trong gần hai năm. Theo
đó, việc sử dụng năng lượng hạt nhân được cho là giải pháp hữu hiệu và
khả thi nhất để giảm GHG nhằm đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris về
biến đổi khí hậu, đảm bảo sự nóng lên toàn cầu chỉ ở mức -2 độ C.
Ví dụ, năm
ngoái, năng lượng hạt nhân đã cung ứng 62% điện năng ở Ontario (Canada)
trong khi thủy điện là 24%, gió 4% và năng lượng mặt trời không đáng
kể. Mô hình điện năng ở Ontario cho thấy việc sử dụng năng lượng hạt
nhân ở thời điểm hiện tại sẽ tạo điều kiện về mặt thời gian để phát
triển đầy đủ công nghệ năng lượng gió và mặt trời vào hệ thống điện lưới
trong tương lai nhằm giúp các nền kinh tế hiện đại có được nguồn cung cấp điện sạch, an toàn.
Đây cũng có thể được coi là một mô hình khả thi cho nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới.