Số liệu vừa công bố của Google tại Hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng?” sáng 2/6 cho thấy, Smartphone đang là chiếc máy chỉ dẫn mua hàng cho hơn 50 triệu người Việt Nam.

Báo cáo được trình bày bởi bà Tammy Phan, Giám đốc đối tác chiến lược và Kênh bán hàng Việt Nam của Google cho thấy, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về tăng trưởng điện thoại di động, hoạt động kinh doanh online sẽ tăng trưởng 40%.

Theo dự báo của công ty này, đến năm 2020, cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động. Với ước tính năm 2020 có hơn 140.000 việc làm mới, cứ tăng 1% người dùng di động, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 100 triệu USD.

Việt Nam là nước có kết nối di động cao: có đến 55% người Việt Nam sở hữu Smartphone, trong khi chỉ có 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Người Việt dùng điện thoại di dộng cho nhiều hoạt động khác nhau như tìm kiếm thông tin, xem video, tìm đường đi, mua hàng…

Các khảo sát của Google cho thấy xu hướng mua bán online, đặc biệt qua điện thoại di động đang ngày một gia tăng ở Việt Nam. Theo Google, trước khi quyết định mua sắm, có 70% người dùng lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ mua hàng; 66% nghiên cứu khoảng một ngày trước khi đi xem trực tiếp; 82% người dùng vào điện thoại để quyết định mua gì ngay khi đang ở trong cửa hàng.

Tuy nhiên, theo Đại diện Google, hiện mới chỉ 20% công ty vừa và nhỏ có website hỗ trợ mua bán trực tuyến và có 70% người được hỏi cho biết gặp trục trặc khi truy cập các trang web trên điện thoại di động.

Tọa
Tọa đàm tại Hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng?” sáng 2/6.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trên thế giới, hiện có khoảng 40% dân số có thể tiếp cận internet thường xuyên, còn Việt Nam có tới 48% người dân có thể tiếp cận internet.

Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard của Mỹ, Việt Nam là 1 trong 5 cánh của ngôi sao đang lên trong làng công nghệ số của thế giới.Năm cánh sao đó gồm: Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Mặc dù Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ viễn thông và điện thoại di động cao nhất khu vực và thế giới nhưng mức độ sẵn sàng cho kinh tế số ở Việt Nam chưa cao.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, năm 2015, Việt Nam đứng thứ 85/143 nền kinh tế về mức độ chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số. Muốn trở thành một ngôi sao thực sự trong nền kinh tế số, Việt Nam cần xây dựng được một nền tảng thể chế thực sự phục vụ cho nền kinh tế số phát triển. Đây là một vấn đề rất lớn, cần phải có quyết tâm và cách thức riêng để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam.

Trên thế giới, hiện có khoảng 40% dân số có thể tiếp cận internet thường xuyên, còn Việt Nam có tới 48% người dân có thể tiếp cận internet. Hơn nữa, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ viễn thông và điện thoại di động cao nhất khu vực và thế giới. Nhưng mức độ sẵn sàng cho kinh tế số ở Việt Nam chưa cao. Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 85/143 nền kinh tế về mức độ chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số. Đây là một vấn đề rất lớn, cần phải có quyết tâm và cách thức riêng để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam.