Có, theo các chuyên gia và dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Pfizer.

Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng vắc-xin có hiệu quả từ 90 đến 100% trong việc ngăn ngừa Covid-19, bất kể giới tính, tuổi tác, chủng tộc, dân tộc hoặc các tình trạng bệnh sẵn có; nhưng chỉ có khoảng 50% số đối tượng thử nghiệm bị các tác dụng phụ.

Hình minh họa. Nguồn: Jasmin Merdan Getty Images

John Wherry, một nhà miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania, cho biết: ''Không cần phải lo lắng nếu không có tác dụng phụ, hoặc [có] tác dụng phụ không nghiêm trọng, sau khi tiêm vắc xin".

Vậy tại sao một số người bị tác dụng phụ và những người khác thì không? “Chúng ta chưa biết câu trả lời,” Wherry nói. Nhưng nhìn chung tác dụng phụ sau khi tiêm có thể phản ánh tình trạng hệ thống miễn dịch của mỗi người, không phản ánh hiệu quả của vắc xin.

“Nếu bạn gặp tác dụng phụ mạnh sau khi tiêm, bạn đang có một phản ứng miễn dịch thực sự mạnh mẽ”, Sujan Shresta, một nhà miễn dịch học về virus tại Viện Miễn dịch học La Jolla cho biết. “Nhưng nếu một người không cảm tác dụng phụ không có nghĩa là phản ứng miễn dịch không mạnh. Mỗi người trong chúng ta tạo ra một loại phản ứng miễn dịch khác nhau”. Shresta nói: Tuổi tác, giới tính, di truyền, điều kiện sống, môi trường và thậm chí cả chế độ ăn uống đều ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch có thể phản ứng với mũi tiêm vắc xin.

Sau khi tiêm, hệ thống miễn dịch nhanh chóng tấn công protein lạ do vắc-xin đưa vào, có thể gây ra các tác dụng phụ từ viêm tại chỗ tiêm đến các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, đau hoặc sốt. Sau đó, hệ thống miễn dịch thích ứng, có cách tiếp cận chậm hơn nhưng mang tính chiến thuật hơn, được kích hoạt: nó huấn luyện các tế bào B, tạo ra kháng thể và tế bào T, giúp điều phối các cuộc tấn công chống lại protein lạ tương tự trong tương lai. Quá trình đó cuối cùng dẫn đến sự hình thành các tế bào B và tế bào T có khả năng ghi nhớ mầm bệnh, những tế bào này có thể sống trong cơ thể từ nhiều tháng đến nhiều năm.

Vi rút lây nhiễm vào tế bào của chúng ta bằng cách bám vào một thụ thể trên bề mặt tế bào. Để ngăn chặn vi rút, các kháng thể chiếm chỗ các thụ thể này trước để vi rút không thể xâm nhập. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ hình dạng cụ thể của SARS-CoV-2, mầm bệnh gây ra Covid-19, để tấn công nó trong các lần tiếp theo bị xâm nhập, khả năng này phụ thuộc vào các tế bào B ghi nhớ.

Wherry nói: “Những tế bào đó hình thành nên cái mà chúng ta gọi là trí nhớ miễn dịch. Chúng tạo thành một hệ thống dự phòng: nếu các kháng thể không ngăn chặn được virus, bạn vẫn có tất cả các tế bào khác bảo vệ”.

Đó là lý do tại sao các kháng thể không nói lên toàn bộ khả năng bảo vệ chống lại virus. Trong một nghiên cứu mới, Wherry và các đồng nghiệp của ông đã đo nồng độ kháng thể và tế bào B trong mẫu máu của 44 người được tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna. Họ phát hiện ra rằng những người báo cáo tác dụng phụ toàn thân có lượng kháng thể cao hơn một chút so với những người không gặp tác dụng phụ, nhưng mức tế bào B giữa hai nhóm thì tương đương nhau.

Nguồn:https://www.scientificamerican.com/article/if-you-dont-have-covid-vaccine-side-effects-are-you-still-protected/