Các nhà khoa học chứng minh rằng các bài kiểm tra nhận thức được thực hiện thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (frontotemporal dementia) là một nhóm bệnh hường biểu hiện ở tuổi trung niên, khi một phần não co lại làm ảnh hưởng đến các kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp độ ưu tiên, lọc nhiễu và khả năng kiểm soát tâm lý. Khoảng một phần ba số bệnh nhân có nguyên nhân từ di truyền, nhưng lại rất khó để phát hiện bệnh sớm cũng như khó theo dõi trong quá trình điều trị bệnh ở giai đoạn đầu.

Hình minh họa. Nguồn: Getty Images

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Adam Boxer (Đại học California, San Francisco), cho biết: “Hầu hết bệnh nhân sa sút trí tuệ được chẩn đoán mắc bệnh tương đối muộn vì họ còn trẻ và các triệu chứng của họ bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần”.

Điện thoại thông minh đã trở thành một công cụ hữu ích trong việc chẩn đoán và đánh giá các bệnh Alzheimer, Parkinson và Huntington. Để điều tra tiện ích của chúng đối với bệnh sa sút trí tuệ, Boxer và các đồng nghiệp đã hợp tác với công ty phần mềm Datacubed Health, có trụ sở ở Mỹ, để phát triển một ứng dụng ghi lại lời nói của người dùng trong khi họ tham gia một số bài kiểm tra nhận thức, bao gồm cả đánh giá chức năng điều hành.

Họ đã thử nghiệm ứng dụng này trên 360 người trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh sa sút trí tuệ tiền đình thái dương do di truyền, bao gồm cả một số người chưa phát triển bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào.

Nghiên cứu được công bố trên JAMA Network Open cho thấy ứng dụng này có thể phát hiện chính xác bệnh sa sút trí tuệ ở những bệnh nhân và thậm chí có thể nhạy hơn với các giai đoạn sớm nhất của tình trạng so với các đánh giá tâm lý thần kinh tiêu chuẩn thường được thực hiện tại các phòng khám.

Mặc dù chưa có kế hoạch cung cấp ứng dụng này cho công chúng ngay lập tức, nhưng các nhà khoa học cho biết nó có thể giúp thúc đẩy nghiên cứu về căn bệnh.

Hơn 30 thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành hoặc đang trong giai đoạn lập kế hoạch, bao gồm thử nghiệm các liệu pháp có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh ở một số người mang gen.

Việc đánh giá trực tiếp thường xuyên cũng là gánh nặng cho bệnh nhân, người chăm sóc và bác sĩ lâm sàng. “Chúng tôi hy vọng việc đánh giá trên điện thoại thông minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thử nghiệm mới về các liệu pháp đầy hứa hẹn," theo Tiến sĩ Adam Staffaroni, tác giả đầu tiên của nghiên. "Ứng dụng này có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị, thay cho các chuyến thăm trực tiếp đến địa điểm thử nghiệm lâm sàng, tiện lợi hơn rất nhiều cho cả các bác sĩ và bệnh nhân."

Nguồn: