Phương pháp tái dựng hình ảnh được não bộ tiếp nhận bằng cách đọc máy điện não đồ - một loại thiết bị giá rẻ và thông dụng - sẽ hỗ trợ đắc lực cho người câm và có khả năng làm thay đổi hẳn phương pháp điều tra tội phạm.

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về não bộ tại Đại học Toronto ở Scarborough (bang Ontario, Canada) đã tạo ra một phương pháp giúp tái dựng hình ảnh được não bộ tiếp nhận bằng cách đc máy ghi điện não.

Trong thông cáo báo chí, Tiến sĩ Dan Nemrodov – người tham gia phát triển công nghệ này - cho biết: khi chúng ta nhìn thấy thứ gì, não sẽ sinh ra ấn tượng về vật đó. Đến nay, chúng ta đã có thể ghi lại những ấn tượng này bằng máy EEG, để có thể hình dung trực tiếp về quá trình hoạt động của não bộ.

Những người tham gia thử nghiệm được đeo máy EEG và cho xem hình ảnh những khuôn mặt. Trong ý thức của từng người, những hình ảnh dần được tái tạo bằng kỹ thuật số, nhờ sử dụng công nghệ học máy (machine learning) kết hợp hoạt động của não với những đc điểm cụ thể trên khuôn mặt.

Hỗ trợ người câm và tái hiện hình ảnh trong đầu của nhân chứng

Trưc đó, nhiệm vụ này đã có thể được thực hiện nhờ dữ liệu của máy cộng hưởng từ (fMRI). Tuy nhiên, việc sử dụng máy EEG cho thấy một số lợi thế rất thiết thực. Thứ nhất, EEG rất phổ biến, dễ di chuyển và chi phí rẻ hơn nhiều so với máy MRI. Thêm nữa, độ phân giải của EEG cũng cao hơn hẳn: MRI chỉ chụp được hình ảnh trong một vài giây, còn EEG có thể dò hình ảnh trong não.

Trong khi một số người còn hoài nghi liệu EEG có phù hợp đ đưc đưa vào áp dụng, TS. Nemrodov tỏ ra rất tự tin với kết quả chứng minh được. Tiếp theo đây, các nhà nghiên cứu sẽ mở rộng sang hướng tạo dựng hình ảnh khuôn mặt.

Mặc dù còn tiềm ẩn một số sai sót không mong đợi, kỹ thuật “đọc suy nghĩ” có thể mang lại sự thay đổi tích cực đến cuộc sống của nhiều người. Ngoài việc hỗ trợ cho ngưi câm, nó cũng đem đến khả năng tái hiện hình ảnh trong đầu của nhân chứng trong nhiều trường hợp cụ thể và làm thay đổi hẳn phương pháp điều tra tội phạm.