Như thường lệ, bối cảnh vaccine Covid-19 đã thay đổi chỉ sau một đêm, vừa thắp lên hy vọng rằng nhiều người có thể sớm được tiêm phòng nhưng cũng vừa gây ra sự bối rối. “Thật là điên rồ, chuyện gì đang xảy ra vậy?” Nhà miễn dịch học John Moore, nhà nghiên cứu vaccine tại Weill Cornell Medicine, thốt lên.

Một nhân viên chăm sóc sức khỏe chuẩn bị tiêm vaccine cho tình nguyện viên của Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc tại Đại học Cayetano Heredia ở Lima, Peru, vào ngày 9 tháng 12.
Một nhân viên chăm sóc sức khỏe chuẩn bị tiêm vaccine cho tình nguyện viên của Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc tại Đại học Cayetano Heredia ở Lima, Peru, vào ngày 9 tháng 12.

Đầu tiên, Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh (Beijing Biological Products Institute) đã đăng một thông báo ngắn gọn trên mạng rằng vaccine của họ có hiệu quả 79,34% trong một nghiên cứu giai đoạn III và an toàn. Viện là một phần của Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), công ty thuộc sở hữu nhà nước Sinopharm, một trong những nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Họ cho biết đang chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan quản lý Trung Quốc.

Mặc dù đây có vẻ là tin tốt, nhưng tuyên bố này vẫn khiến các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vaccine đặt ra nghi vấn. Thông báo đó không đề cập về số lượng người tham gia thử nghiệm, tỷ lệ Covid-19 trong các nhóm được tiêm phòng và giả dược, hoặc thậm chí là địa điểm của các thử nghiệm. Phải đến ba tuần sau, Bộ Y tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi đang tổ chức thử nghiệm hiệu quả của vaccine Sinopharm, mới đưa ra một thông cáo báo chí ngắn khẳng định hiệu quả 86% của loại vaccine này.

Sau đó, Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine do AstraZeneca và Đại học Oxford sản xuất. Vaccine này trước đó đã gây lo ngại, sau khi các nhà nghiên cứu báo cáo kết quả hiệu quả kết hợp các thử nghiệm với các quần thể khác nhau, liều lượng tiêm và khoảng thời gian giữa các mũi tiêm chính và nhắc lại. Ngạc nhiên hơn, Cơ quan quản lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc của Vương quốc Anh (MHRA) cho biết đợt tiêm nhắc lại có thể bị trì hoãn tới 12 tuần sau đợt tiêm chính. Điều này được giải thích rằng “phân tích thăm dò” một số người tham gia thử nghiệm cho thấy hiệu quả của vaccine là 73% sau một liều đầy đủ - cao hơn so với 62% sau hai liều đầy đủ được báo cáo trước đó trong một nghiên cứu công bố ở The Lancet. Việc trì hoãn sẽ làm cho nhiều người có thể tiêm một mũi nhanh chóng hơn. Đây là một chiến lược có thể làm giảm các ca bệnh nặng và tử vong nhanh.

Nhưng một số nhà khoa học đã đặt câu hỏi về quyết định của MHRA, họ tự hỏi liệu một mũi duy nhất mang lại bao nhiêu sự bảo vệ. “Mọi người đang vò đầu bứt tai, dữ liệu ở đâu?”, Moore nói. Nhà thống kê sinh học, Trưởng Đại học Florida cho rằng MHRA đã đi quá nhanh và không đưa ra được lời giải thích hợp lý cho quyết định của mình. Dean nói: “Rõ ràng là Anh đã cân nhắc về điều này, nhưng chúng tôi không có quyền tham gia vào những cuộc thảo luận đó. Tôi nghĩ rằng có lỗ hổng đâu đó trong quá trình này, khi chúng ta không có một cách tiếp cận thực sự minh bạch”.

Tuy nhiên, vaccine Covid-19 đang thiếu hụt trên toàn thế giới, cả báo cáo của Sinopharm và quyết định của MHRA đều có khả năng tăng tốc độ tiêm chủng. Sự hợp tác giữa AstraZeneca-Oxford hy vọng sẽ tạo ra 3 tỷ liều trong năm tới; Sinopharm có trong tay 100 triệu liều và dự kiến ​​sẽ sản xuất 1 tỷ vào năm tới. Nhà dịch tễ học Keiji Fukuda thuộc Đại học Hồng Kông cho biết: “Tin tức rằng vaccine Sinopharm có hiệu quả tất nhiên là một tin tốt. Việc có nhiều loại vaccine hơn để lựa chọn là điều rất đáng hoan nghênh”.

CNBG đã không công bố giá cả, nhưng trong một nỗ lực nhằm nhận được sự chấp nhận ở các nước đang phát triển, các nhà chức trách Trung Quốc đã cam kết cung cấp vaccine với “giá công bằng và hợp lý”, có thể bằng cách trợ giá cho việc mua hàng. AstraZeneca và Oxford đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có kế hoạch bán vaccine với giá chỉ 3 USD một liều. Ngược lại, các loại vaccine đã được phê duyệt gần đây do Pfizer-BioNTech và Moderna sản xuất, có giá cao hơn khoảng 10 lần và các công ty cộng lại sẽ có tối đa khoảng 2 tỷ liều vào cuối năm tới.

Cả hai vaccine này đều dựa trên RNA thông tin (mRNA) mã hóa cho một protein bề mặt của virus. Điều này gây ra một trở ngại khác cho nhiều quốc gia: Chúng yêu cầu vận chuyển ở nhiệt độ thấp (<0oC). Ngược lại, vaccine AstraZeneca-Oxford chứa một loại virus adenovirus vô hại được thiết kế để đưa DNA của cùng một gene virus đó vào cơ thể, trong khi vaccine Sinopharm chứa một phiên bản bất hoạt bằng hóa học của toàn bộ virus. Cả hai đều chỉ yêu cầu nhiệt độ lạnh thông thường.

Hàng nghìn công dân Trung Quốc bao gồm nhân viên y tế tuyến đầu, giáo viên và nhân viên giao thông công cộng đã nhận được vaccine Sinopharm theo giấy phép sử dụng khẩn cấp. Cả UAE và Bahrain cũng đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp vaccine.

“Chúng ta có quá ít thông tin”

Không rõ tại sao hiệu quả được công bố hôm nay đối với vaccine Sinopharm lại thấp hơn so với yêu cầu của UAE ba tuần trước. Và việc thông báo của CNBG quá chi tiết đã khiến một số nhà khoa học bối rối. Moore nói: “Tôi nghĩ rằng ở Mỹ, đúng ra, bạn cần thuyết phục công chúng rằng bạn đang tiêm cho họ một loại vaccine an toàn và hiệu quả, còn ở Trung Quốc, đó là một quá trình hơi khác. Hãy nhìn xem, chính phủ đã nói rằng nó hoạt động nên hãy đưa cánh tay của bạn cho tôi (tiêm bắp)”.

Dale Fisher, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia, Singapore cho biết: “Quan trọng nhất là chúng ta cần xem kết quả nghiên cứu giai đoạn III sau khi đánh giá đồng cấp.”

Kathleen Neuzil, một nhà dịch tễ học tại Đại học Y khoa Maryland, khá cảnh giác với thông cáo báo chí nhưng cho rằng “không có lý do gì để tôi không tin vào thông báo của Sinopharm.” Bà nhấn mạnh rằng các con số về hiệu quả được báo cáo cao hơn nhiều so với mức giới hạn 50% mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đặt ra cho phép sử dụng khẩn cấp. Chương trình Operation Warp Speed ​​của Chính phủ Mỹ cũng đã thúc đẩy nước này, bằng cách đầu tư khoảng 11 tỷ USD vào R&D vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, Neuzil nói rằng cô ấy tin tưởng hơn về kết quả AstraZeneca-Oxford, một phần là vì dữ liệu thử nghiệm đã xuất hiện trong The Lancet. Cô cũng là thành viên trong ban cố vấn khoa học cho nỗ lực của Oxford.

Đợi liều thứ hai

Hiện tại, một số quốc gia đã tranh luận về việc có nên (chỉ) tiêm một mũi vaccine đã được thử nghiệm theo chế độ hai liều hay không, nhằm cố gắng cung cấp khả năng miễn dịch cho nhiều người một cách nhanh chóng. Bằng cách xác nhận khoảng thời gian 12 tuần giữa hai liều vaccine AstraZeneca-Oxford, MHRA hiện là cơ quan quản lý đầu tiên cho phép điều đó.

Moncef Slaoui, người đứng đầu bộ phận khoa học của Chiến dịch Warp Speed, tỏ ra nghi ngờ về quyết định đó, lưu ý rằng dữ liệu cho thấy “khá nhiều người” tiêm liều vaccine AstraZeneca-Oxford đầu tiên đã không phát triển các đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ. “MHRA đã chấp nhận rủi ro khá lớn,” Slaoui nói, đồng thời nhấn mạnh rằng ông tôn trọng chuyên môn của cơ quan này. Moore cho biết thêm: “Tôi sẽ không muốn ngồi đó trong 12 tuần để chờ liều thứ hai”.

Cuộc tranh luận về việc tăng liều bằng cách mở rộng khoảng thời gian cũng đang diễn ra đối với hai loại vaccine mRNA đã được phép sử dụng ở Hoa Kỳ. Warp Speed ​​hiện chỉ phân phối một nửa khả năng cung cấp vaccine mRNA của mình, vì họ muốn đảm bảo rằng có đủ vaccine để cung cấp đúng thời hạn - 21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên đối với vaccine Pfizer-BioNTech và 28 ngày đối với Moderna. Stanley Plotkin, một nhà phát triển vaccine kỳ cựu và là giáo sư danh dự tại Đại học Pennsylvania, hôm nay là đồng tác giả của một email được gửi tới Slaoui và một số quan chức Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu họ xem xét sử dụng liều đơn càng sớm càng tốt. Họ nói, các kế hoạch ưu tiên sẽ đảm bảo rằng những người dễ bị tổn thương nhất được tiêm hai liều theo lịch trình đã được kiểm chứng, nhưng các tiêu chuẩn này có thể được nới lỏng đối với người dân nói chung.

Paul Offit, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Philadelphia và là thành viên của ủy ban tư vấn vaccine độc lập của FDA đã thảo luận về cả hai loại vaccine mRNA cho biết khoảng cách giữa các liều hơi tùy ý. Offit nói: “Bạn chỉ cần chọn một khoảng thời gian”. Lưu ý rằng hai tháng là khoảng cách tiêu chuẩn. Do áp lực của đại dịch, các vaccine mRNA được đặt cách nhau gần hơn.

Slaoui nói rằng có một cách khác để tăng liều gấp đôi. Moderna có dữ liệu cho thấy vaccine của họ kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở những người dưới 55 tuổi với một nửa liều được sử dụng, ông lưu ý. Giảm một nửa liều cho nhóm tuổi đó, không giống như tăng khoảng cách giữa các mũi sẽ “vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm liều”.