Có thể thấy ở nước ngoài, nhà khoa học kết hợp với doanh nghiệp rất tốt; nhưng ở Việt Nam, nhà khoa học chưa tin doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng không tin nhà khoa học nên sự kết nối chưa nhiều.

Có thể thấy ở nước ngoài, nhà khoa học kết hợp với doanh nghiệp rất tốt nên khi họ có ý tưởng thì quá trình từ phát triển ý tưởng đến bước ra sản phẩm diễn ra rất nhanh; nhưng ở Việt Nam, nhà khoa học chưa tin doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng không tin nhà khoa học nên sự kết nối chưa nhiều.

Các cán bộ của Viện Nghiên cứu rau - quả đang sử dụng chế phẩm nano bạc của Công ty STV Nano - sản phẩm tham dự Techfest 2017 - để bảo quản trái cây. Ảnh: Bích Ngọc
Các cán bộ của Viện Nghiên cứu rau - quả đang sử dụng chế phẩm nano bạc của Công ty STV Nano - sản phẩm tham dự Techfest 2017 - để bảo quản trái cây. Ảnh: Bích Ngọc

Từ trải nghiệm thực tế, tôi nhận ra khó khăn lớn nhất khi khởi nghiệp không phải chuyện tiền bạc mà vấn đề là làm sao để có sản phẩm tốt. Tôi biết rằng với các nhà khởi nghiệp trẻ, giai đoạn sản xuất đại trà sẽ rất khó khăn, chi phí rất tốn kém vì các xưởng sản xuất chỉ nhận làm số lượng đủ lớn. Nhà khoa học đã không có tiền, làm ra nhiều không bán được thì sao? Chính vì thế, tôi đã tự làm một xưởng sản xuất riêng và sẵn sàng hỗ trợ miễn phí cho các startup nếu muốn sản xuất thử sản phẩm.