Vào 22 giờ - giờ địa phương (tức 21 giờ - giờ tối giờ Hà Nội) ngày 15/9, Trung Quốc đã phóng trạm vũ trụ thứ hai có tên là Thiên Cung 2 (Tiangong-2) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi.


Hình ảnh vụ phóng Tiangong-1. (Nguồn: Getty).

Vào 22 giờ - giờ địa phương (tức 21 giờ - giờ tối giờ Hà Nội) ngày 15/9, Trung Quốc đã phóng trạm vũ trụ thứ hai có tên là Thiên Cung 2 (Tiangong-2) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi.

Thiên Cung 2 là phòng thí nghiệm và trải nghiệm không gian, tiền thân của trạm vũ trụ thường trực dưới sự điều khiển của con người mà Trung Quốc muốn bay vòng quanh thế giới từ năm 2022. Thiên Cung 2 có chiều dài 15m và có thể có các nhiệm vụ kết hợp khác.

Dự kiến, vào tháng tới, hai phi hành gia Trung Quốc sẽ lên đến hiên Cung 2 và tiến hành nghiên cứu. Các phi hành gia này sẽ trải qua một tháng ở đó - một khoảng thời gian dài hơn trên Thiên Cung 1. Khi lên trạm, các phi hành gia sẽ bắt tay vào các dự án nghiên cứu về truyền thông lượng tử, nghiên cứu vụ nổ tia gamma và vật lý chất lỏng. Ngoài ra, họ còn có nghiên cứu về tăng trưởng thực vật trong không gian.

Cho đến nay, Trung Quốc đã xem việc thăm dò vũ trụ là ưu tiên quốc gia và là nước thứ ba, sau khi Liên Xô (Nga) và Mỹ, đưa phi hành gia vào không gian. Nhiệm vụ lần này tiến hành sau vụ phóng trạm Thiên Cung 1 vào năm 2011.

Trung Quốc có sự khởi đầu muộn trong hành trình thám hiểm không gian. Mãi đến năm 2001, Trung Quốc mới phóng các tàu vũ trụ chở động vật thử nghiệm và năm 2003, phi hành gia Dương Lợi Vĩ trở thành người Trung Quốc đầu tiên đi vào không gian.

Chương trình vũ trụ của Trung Quốc được khởi động một cách nghiêm túc từ năm 2011 với việc phóng trạm Thiên Cung 1. Trạm này đã ngừng hoạt động thu thập dữ liệu vào đầu năm nay, nhưng vẫn bay quanh quỹ đạo Trái Đất và đang tiến đến gần hơn. Nó được dự báo trở về Trái Đất vào khoảng 6 tháng cuối năm 2017.

Thiên Cung 3 sẽ là bước cuối cùng trên hành trình thiết lập trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 và dự kiến đưa một tàu vũ trụ đến sao Hỏa vào năm 2050.

Hồi tháng 8 vừa qua, Trung Quốc cũng phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới, nhằm thiết lập đường dây thông tin giữa không gian và kiểm soát mặt đất mà tin tặc không thể tấn công.