Một trong những nguyên nhân khiến số lượng loài gấu túi Úc (Koala) sụt giảm là do căn bệnh Chlaymedia – chứng suy nhược do vi khuẩn gây ra.
Điều ngạc nhiên là Chlaymedia vốn khá phổ biến ở người và thường lây lan qua đường tình dục. Vì thế, không ít khán giả của chương trình “Last Week Tonight” trên kênh HBO đã bật cười khi biết gấu túi mắc chứng bệnh này. Nhưng làm sao chúng ta có thể cười đùa trước mối hiểm họa mà những con thú tội nghiệp phải đối mặt?
Hôm Chủ Nhật (13/05/2018), những chú gấu nhiễm Chlaymedia đã được đưa lên sóng, và người dẫn chương trình John Oliver đã nhắc tới sự tận tụy của các nhân viên tại Trung tâm John Oliver Koala Chlamydia Ward – Bệnh viện Động vật hoang dã Úc, vì đã làm hết khả năng để cứu chữa cho chúng.
Những cuộc khảo sát đã chỉ ra hậu quả nghiêm trọng mà Chlaymedia gây ra cho loài gấu túi khi tỷ lệ lây nhiễm bệnh có thể lên đến 100 %, dẫn đến mù lòa, viêm bàng quang, vô sinh, và thậm chí tử vong. Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra: việc điều trị Chlaymedia bằng thuốc kháng sinh cũng gây ra một số vấn đề khác cho gấu túi, như rối loạn vi khuẩn đường ruột, khiến cơ thể chúng rất khó tiêu hóa lá bạch đằng – loại thức ăn chính.
Mặc dù những trường hợp gấu túi mắc bệnh Chlaymedia đã được ghi nhận cả hàng thập kỷ, nhưng nguyên nhân tại sao chúng dễ nhiễm bệnh thì vẫn chưa được làm rõ. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghi ngờ thủ phạm là một loại virus thuộc chủng gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) – giả thuyết dựa trên một phân tích được công bố trên Tạp chí Viruslogy (virus học), số tháng 3/2018.
Theo nghiên cứu trên, những con gấu túi mắc phải loại virus này dễ bị nhiễm Chlaymedia và phát triển thành các triệu chứng nghiêm trọng hơn, như nhiễm trùng vùng tiết niệu và sinh sản, viêm kết mạc và cả ung thư. Những con gấu túi trưởng thành cũng dễ bị lây nhiễm Chlaymedia qua đường tình dục y như ở người. Nhưng nghiêm trọng hơn, ngay cả gấu con cũng có thể nhiễm bệnh nếu ăn phải các chất do phân của gấu mẹ (mắc bệnh) tiết ra – theo một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Peer J vào hôm 12/03/2018.
Trong lúc điều trị cho những con gấu bằng thuốc kháng sinh, các bác sĩ nhận thấy chúng có biểu hiện sụt cân hay thậm chí chết sau đó. Theo nghiên cứu công bố trên Peer J, các nhà khoa học thắc mắc về hiệu quả của thuốc kháng sinh khi gây mất cân bằng đường ruột và cản trở khả năng tiêu hóa của gấu túi. Trong lá bạch đàn có chứa một hợp chất mang độc tính cao, và nếu không được các vi khuẩn đường ruột tên là tannin phân hủy - do các vi khuẩn này biến mất vì tác dụng của kháng sinh - thì sẽ cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể gấu túi.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy mối liên hệ lớn giữa các thành phần trong đường ruột gấu túi với cơ hội sống sót của chúng sau khi được điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp ruột của chúng chứa vi khuẩn Lonepinella Koalarum – có khả năng phân hủy tannin – thì khả năng sống sót là rất thấp.
Một công bố trên Science hồi tháng 2/2017 cũng báo cáo rằng trong hai thập niên qua, số lượng gấu túi ở Úc đã sụt giảm đến 80%. Những khảo sát tại các cơ sở điều trị cho thấy Chlaymedia chính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai, chỉ sau tai nạn ô tô. Trong lúc Trung tâm John Oliver Koala Chlamydia Ward đang làm mọi thứ có thể để giúp đỡ những con thú tội nghiệp, thì rõ ràng là chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để bảo tồn loài động vật mang tính biểu tượng này của nước Úc.