Mới đây, Donald Kessler - nhà khoa học từng nhiều năm làm việc tại Văn phòng nghiên cứu rác thải vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố kết quả nghiên cứu gây sốc về rác thải vũ trụ.
Mới đây, Donald Kessler - nhà khoa học từng nhiều năm làm việc tại Văn phòng nghiên cứu rác thải vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố kết quả nghiên cứu gây sốc về rác thải vũ trụ.
"Lượng rác thải trong vũ trụ đã đạt mật độ tới hạn - tức là các vật thể đủ lớn trong không gian sẽ va chạm với nhau và tạo ra các mảnh vỡ nhỏ hơn, nhanh hơn", ông Kessler cho biết.
Hiện có hơn nửa triệu mảnh rác vũ trụ do con người tạo ra đang nằm trong quỹ đạo Trái đất. Trong số này, khoảng 23.000 mảnh có kích thước của một quả bóng chày hoặc lớn hơn. Khối rác đó tích tụ theo thời gian khi những vệ tinh không còn hoạt động bị bỏ lại và bị những mảnh thiên thạch, cũng như những mảnh rác khác (do con người tạo ra) đập vào, tạo ra nhiều mảnh nhỏ hơn.
Sau những cú va chạm, các mảnh rác không chỉ đơn giản là bay trong khoảng không mà nó bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Trái đất. Kết quả là nó hình thành một “vành đai” rác xung quanh Trái đất. Điều này cản trở con đường nghiên cứu không gian của con người, khiến khi việc gửi các vệ tinh tới những nơi xa xôi của hệ Mặt trời ngày càng trở nên khó khăn.
Kích thước của các mảnh vỡ rất quan trọng, nhưng tốc độ bay của chúng mới chính là mối đe dọa cho con người.
Ở khoảng cách hơn 321,8 km phía trên bề mặt Trái đất, các vật thể di chuyển với vận tốc khoảng hơn 28.000 km/h – tức là nhanh hơn so với một viên đạn được bắn ra từ một khẩu AK 47 khoảng hơn 2.500 km/h.
Nếu con tàu vũ trụ hoặc vệ tinh bị một vật thể có kích thước bằng một quả bóng chày va vào với vận tốc hơn 28 triệu km/h, nó sẽ vỡ tan. Năm 2009, một vệ tinh đã ngừng hoạt động của Nga va chạm với một vệ tinh thương mại của Mỹ. Kết quả thật thảm hại. Cú va chạm đã phá hủy cả hai vệ tinh, “đóng góp” vào đống rác không gian hơn 2.000 mảnh vỡ.
Việc đưa nhiều vệ tinh vào không gian không phải là một ý tưởng hay nhưng vấn đề cần quan tâm là hầu hết các vệ tinh chúng ta phóng lên không gian sẽ không trở về Trái đất.
Kessler cho biết: "Cách duy nhất để ngăn chặn quá trình va chạm khiến đống rác trong vũ trụ ngày càng nguy hiểm đó là con người phải đưa các vệ tinh đã ngừng hoạt động trở lại Trái đất.”
Đây là nhiệm vụ rất khó khăn và vì hiện con người chưa có đủ điều kiện về cả kỹ thuật và kinh tế để xử lý số rác trên.