Tia hoàng hôn, mưa sao băng, hiện tượng cực quang... là những hiện tượng thiên văn kỳ thú mà bạn không nên bỏ qua.

Năm 2015 có nhiều sự kiện thiên văn tuyệt vời sẽ xảy ra như trận mưa sao băng lớn, nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng máu...

Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bỏ lỡ những hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xảy ra vào tháng 10 tới đây.

1. Tia chớp lục

Tia chớp lục là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Các bạn sẽ thấy một điểm màu xanh lục (xanh lá cây), xuất hiện khoảng 1 hoặc 2 giây ngay trên đỉnh của Mặt trời trước khi khuất dạng sau dưới đường chân trời.
151002tia01a-be292
Nguyên nhân là bởi ánh sáng của Mặt trời khi đi qua bầu khí quyển sẽ bị khúc xạ, trong đó màu xanh lam và xanh lục bị khúc xạ nhiều hơn vàng và đỏ.

2. Vành đai thần Vệ Nữ và bóng Trái đất
151002tia02-992d1
Trong tháng 10 bạn sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng kép này mỗi khi Mặt trời lặn. Khi Mặt trời khuất dạng, đường chân trời sẽ được bao quanh bởi một dải ánh sáng màu hồng nhạt, mang tên Vành đai Vệ Nữ.

Ngay phía dưới vành đai là một dải tối, được gọi là bóng Trái đất. Để ngắm nhìn hiện tượng này, các bạn hãy quay về phía Đông vào khoảng thời gian Mặt trời lặn.

3. Tia hoàng hôn

Tia hoàng hôn (crepuscular rays) xảy ra khi đỉnh núi, các đám mây, cây cối... phần nào làm che bóng của tia nắng Mặt trời và phân tách chúng thành những vùng sáng và vùng tối riêng biệt.
151002tia08-8ebf8
Các tia sáng thực sự không phải tỏa ra từ một điểm mà gần như song song với nhau. Tuy nhiên do khoảng cách và luật phân bổ xa gần nên chúng ta có cảm giác chúng như những tia sáng đang tỏa ra xung quanh.

Hiện tượng thường xảy ra vào lúc hoàng hôn hay bình minh - thời điểm các tia sáng có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt nhất.

4. Hiện tượng cực quang

Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học có đặc trưng là những dải sáng nhiều hình thù khác nhau, chuyển động và thay đổi liên tục - trông như những dải lụa trên bầu trời.
151002tia07-b8726
Ánh sáng của cực quang được sinh ra từ quá trình tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt trời và tầng khí quyển Trái đất, năng lượng từ các vụ va chạm tạo ra hạt ánh sáng và khiến các hạt phát sáng.

5. Nhìn rõ Thiên hà Tiên Nữ
151002tia06-09f3b
Thiên hà Tiên Nữ là thiên hà lớn gần hệ Ngân Hà và là một trong số ít những thiên hà có thể được nhìn thấy từ Trái đất mà không cần sự trợ giúp của các thiết bị. Theo các chuyên gia, vào tháng 10, ở thời điểm sau khi Mặt trời lặn, thiên hà sẽ có độ sáng gấp 2 Mặt trăng.

Trong vòng khoảng 4,5 tỷ năm tới, thiên hà Tiên Nữ và hệ Ngân Hà dự kiến sẽ va chạm nhau và kết quả sẽ là một thiên hà hình elip khổng lồ.

6. Một số vùng trên Mặt trăng sẽ sáng hơn bất thường
151002tia03-86f0e
Chúng ta biết rằng, nếu nhìn từ Trái đất, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được một phía của Mặt trăng. Ở bất kỳ thời điểm nào, Mặt trăng luôn hướng về Trái đất, trong khi mặt còn lại chúng ta không nhìn thấy - được gọi là mặt tối của Mặt trăng.

Nhưng trong tháng 10, với một vài lý do về ánh sáng, một số vùng trên Mặt trăng sẽ sáng hơn bình thường.

7. Sao Chổi 67P
151002tia04-b9533
Vào ngày 9/10, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy Sao Chổi 67P ở phía Đông, gần vị trí của Sao Kim.

8. Mưa sao băng
151002tia05-b0293
Mưa sao băng Orionids cực điểm ngày 21-22/10. Mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt 20-30 sao băng/giờ. Rạng sáng, khi trăng đã lặn sẽ là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này.

9. Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa giao hội
151002tia01-f4a62
Vào rạng sáng ngày 28/10, một hiện tượng thiên văn kỳ thú xảy ra khi hai hay nhiều vật thể tiến sát lại gần nhau vào ban đêm.

Ba hành tinh Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa sẽ tạo thành một hình tam giác. Bạn có thể thấy những hành tinh này qua kính thiên văn nếu nhìn về phía Đông lúc Mặt trời lên.

10. Ánh sáng hoàng đạo

Nhiều người cho rằng, ánh sáng hoàng đạo bắt nguồn từ hiện tượng nào đó trên tầng cao khí quyển của Trái đất.
151002tia01-822d0
Tuy nhiên, nó hình thành khi ánh sáng Mặt trời phản chiếu vô số hạt bụi bay xung quanh Mặt trời, thuộc mặt phẳng đĩa của hệ Mặt trời (Trái đất và các thiên thể dường như đều quay xung quanh một mặt phẳng hình đĩa với tâm là Mặt trời).

Được biết, những hạt bụi này còn sót lại trong quá trình hình thành Trái Đất và các hành tinh khác cách đây 4,5 tỷ năm.