Cơ quan Phôi học và Thụ tinh nhân tạo (HFEA) đã xác nhận những đứa trẻ đầu tiên ở Vương quốc Anh sinh ra bằng liệu pháp thay thế ty thể (MRT), kết hợp DNA của ba người cùng lúc nhằm ngăn chặn những đứa trẻ mắc bệnh di truyền hiếm gặp.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

HFEA cho biết có ít hơn 5 em béchào đời bằng phương pháp này ở Trung tâm Sinh sản Newcastle, Vương quốc Anh, nhưng họ không cung cấp thêm thông tin chi tiết để bảo vệ danh tính của các gia đình.

Vào năm 2015, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng những quy định cụ thể đối với liệu pháp thay thế ty thể (MRT), giúp ngăn ngừa phụ nữ có ty thể bị lỗi truyền dị tật cho con của họ. Ty thể là bào quan sản xuất năng lượng của tế bào. Do đó, những đột biến của ty thể thường ảnh hưởng đến tim, não và cơ bắp.

Liệu pháp thay thế ty thể (MRT) bao gồm các bước cơ bản như sau. Đầu tiên, tinh trùng từ người chađược sử dụng để thụ tinh cho trứng của người mẹ có ty thể bị lỗi và trứng của một phụ nữ hiến tặng khỏe mạnh thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau đó, các nhà khoa học loại bỏ phần lớn DNA trong trứng của người hiến tặng [chỉ để lại DNA ty thể], và thay thế chúng bằng vật liệu di truyền từ trứng đã thụ tinh của cặp vợ chồng. Phôi mới tạo ra có đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của cả bố và mẹ, nhưng mang DNA ty thể khỏe mạnh của người hiến tặng thay vì DNA ty thể bị lỗi của người mẹ. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu tiến hành cấy phôi vào tử cung của người mẹ và đợi em bé chào đời.

Thông qua phương pháp này, đứa trẻ sinh ra sẽ có 99,8% DNAcó nguồn gốc từ cha mẹ, và một lượng nhỏ vật chất di truyền – khoảng 37 geneDNA ty thể – từ người hiến tặng trứng khỏe mạnh.