Bản chất cốt lõi của thông tin trên báo chí là kênh chính thức đưa ra thông tin (official organization). Còn với thông tin các trang cộng đồng (community builder), việc xác minh nó có thật hay không là nhiệm vụ của nhà báo.
Nhà báo Vĩnh Khang - thạc sỹ báo chí Fullbright.
Thực tế, việc lấy thông tin từ mạng xã hội và xử lý như thế nào phụ thuộc vào tiêu chí của từng tờ báo. Một số trang sử dụng các cụm từ như “có lẽ xảy ra”, “thông tin từ mạng xã hội” kèm theo thông tin lấy từ Facebook nhưng VnExpress lại không làm thế. Chuyện này cũng xảy ra tương tự ở Mỹ.
Ví dụ, tờ Cosmos luôn đăng tải các thông tin lấy từ mạng xã hội cùng những dự đoán về tương lai, nhưng New York Times lại không làm chuyện đó. Và sau khi đưa thông tin từ mạng xã hội, đương nhiên, các báo vẫn phải tiếp tục theo đuổi việc xác minh thông tin. Rõ ràng hiện nay, với điện thoại và tài khoản trên mạng xã hội, nhà báo hoàn toàn có thể tự mình kiểm chứng thông tin.
Ví dụ như khi đi học ở Mỹ, tôi được giao nhiệm vụ tổng hợp mọi hoạt động của nhóm hacker Anonymous tấn công IS trên mạng Twitter để đưa tới độc giả. Nhóm hacker Anonymous vốn có rất nhiều thành viên, mỗi thành viên lại có trang riêng, còn chưa kể các fake-account (tài khoản giả). Vì thế mỗi khi có thông tin mới, ngoài việc kiểm tra thông tin của chính tài khoản đó, tôi trực tiếp inbox (chat) với họ để hỏi về thông tin này và dự định sẽ thực hiện thế nào.
Nhóm PV (Ghi)