Nhà báo Nguyễn Đức Long - Phó trưởng ban Chuyên đề, Báo Sinh viên Việt Nam.
Vì thế, khi sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin, điều bắt buộc đối với các nhà báo là họ phải thẩm định tính chính xác của thông tin kỹ càng rồi mới cung cấp đến độc giả.
Trong trường hợp nhận được nguồn thông tin trên Facebook, chắc chắn tôi sẽ tìm về nguồn đã phát ra nó để xác minh. Thực tế, cuộc đua về tốc độ giữa các báo vẫn diễn ra rất khốc liệt, nhưng chúng ta dù muốn hay không cũng nên chậm lại một phút để kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Đã có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra. Sự kiện mới nhất là khi trên trang Otofun, một người cung cấp hình ảnh chụp giàn ôtô mô hình để dưới gầm giường, một số báo vì thiếu bước kiểm chứng đã vội vàng đưa tin về “hàng loạt siêu xe Ferrari, Bentley, Lamborghini... gắn biển xanh của Cần Thơ, đậu trong một tầng hầm”, dẫn đến bị phạt.
Đây là câu chuyện điển hình của nhiều người làm báo hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải cẩn trọng để không dính bẫy thông tin trên mạng xã hội. Là người kiểm duyệt bài viết lên trang, với những thông tin được phóng viên đưa lên, nếu họ chỉ có thể cung cấp một nguồn tin duy nhất từ Facebook, tôi sẽ từ chối duyệt bài, dù đó là thông tin gì.