Những ảnh hưởng của COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Mỹ Latin mà còn có thể tác động lâu dài đến sự phát triển của khoa học khu vực này.

Khi đại dịch COVID-19 lan tràn khắp Mỹ và châu Âu vào tháng năm nay, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học tiên tiến Mexico (Cinvestav), một viện nghiên cứu công với 9 cơ sở và 7.500 nhân công, cũng đã cảm thấy ảnh hưởng. Họ nhanh chóng chuyển đổi một trong những phòng thí nghiệm của minh thành một nơi chẩn đoán bệnh dịch và vào giữa tháng ba, khi các ca nhiễm bệnh đã bắt đầu tăng lên ở Mexico, họ đã thiết lập ngay được bảy dự án liên quan đến COVID-19.

Sau đó, làn sóng thứ hai của COVID-19 tiếp tục tràn tới nơi này. Vào ngày 2/4/2020, tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã lập tức đình chỉ hoạt động của các quỹ tín thác đầu tư công, vốn là những quỹ dành kinh phí đầu tư cho các dự án đặc biệt và dài hạn tại chính Cinvestav và những viện nghiên cứu khác. Ba tuần sau, ông loan báo cắt 75% ngân quỹ điều hành của một số viện nghiên cứu liên bang, bao gồm cả Cinvestav, điều đó khiến viện này có thể phải đóng cửa, giám đốc Cinvestav José Mustre de León đau khổ cho biết.

Một cú đánh tiếp theo vào ngày 14/5, khi Hội đồng KH&CN quốc gia (Conacyt) đề nghị các nhà khoa học quyên góp phụ cấp liên bang chi trả hàng tháng, một phần thu nhập của các nhà nghiên cứu Mexico, để hỗ trợ cho hệ thống y tế quốc gia phản hồi dịch bệnh COVID-19. “Chúng tôi không những không có tiền mà còn phải bỏ cả tiền túi mình ra”, Gabriela Olmedo, một nhà kỹ thuật di truyền và giám đốc của cơ sở của Cinvestav tại thành phố Irapuato, cho biết.

Các nhà khoa học Mexico không là người duy nhất cảm thấy áp lực của đại dịch. Khắp châu Mỹ latin, các nhà nghiên cứu đang đứng trước một thực tại đau lòng: một mặt họ phải chạy đua để đóng góp một phần vào phản hồi cơn khủng hoảng y tế công cộng tồi tệ nhất trong thế kỷ này, trong đó có cả việc tham gia vào hỗ trợ các ca điều trị lâm sàng, và chứng tỏ với cả xã hội rằng hàng thập kỷ đầu tư vào nghiên cứu của các chính phủ đều có giá trị. “Về cơ bản, chúng tôi cho thấy mình là những người có kiến thức và có thể hành động vì lợi ích của xã hội”, Aisén Etcheverry, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và phát triển quốc gia ở Chile, nói.

Mặt khác, song song với đó, đại dịch đã dẫn đến những vấn đề tài chính và kinh tế đáng lo ngại của cả khu vực châu Mỹ Latin, vốn phải đối mặt với nguy cơ là giảm 5,3% GDP trong năm nay. Việc cắt giảm ngân sách đầu tư ở Mexico có thể lan sang quốc gia khác, nó sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đén khoa học va đe dọa cả những vấn đề khác.

Bám vào những điều không chắc chắn

Dù chỉ chiếm 10% dân số thế giới nhưng Châu Mỹ Latin lại có 1/3 số ca tử vong về COVID-19. Trong những ca nhiễm và chết được ghi nhận, Brazil chỉ thua Mỹ; Colombia, Chile, Peru, và Mexico cũng bị nhiễm rất nặng. Theo một báo cáo từ Liên hợp quốc, những ảnh hưởng của đại địch có thể đưa thêm 16 triệu dân của khu vực này vào cảnh đói nghèo cùng cực.

Sự tăng trưởng của châu Mỹ latin về nghiên cứu cơ bản, đạt được sau nhiều thập kỷ đầu tư cho khoa học trong nhiều quốc gia, đã đặt họ vào một vị trí tốt hơn để chiến đấu lại dịch bệnh, theo nhận xét của Hernando García Martínez, giám đốc Viện nghiên cứu Nguồn lực sinh học Alexander von Humboldt tại Bogotá, Colombia.

Vào đầu tháng 4, các nhà nghiên cứu Colombia là một trong những người đầu tiên bắt đầu một ca điều trị lâm sàng bằng huyết tương từ bệnh nhân đã hồi phục (convalescent plasma) – một huyết tương giàu kháng thể để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Hơn 190 ca điều trị lâm sàng đã được tiến thành theo cách ấy ở Mỹ Latin. Các nhà nghiên cứu tại Brazil, Mexico, và Argentina đã tham gia chạy đua phát triển các vaccine của chính mình và là đối tác của các pha thử nghiệm hai và ba của các liên minh vaccine quốc tế tuyến đầu.

Tại Argentina và Chile, vị thế chính trị của khoa học đã tăng lên trong khủng hoảng. Tổng thống Argentina Alberto Fernández, trúng cử vào năm 2019, đã lập tức chọn cách tiếp cận thân thiện với khoa học, về cơ bản thì chịu khó nghe lời cố vấn khoa học hơn và hứa hẹn tăng thêm đầu tư cho khoa học – một sự chuyển đổi quan điểm đáng ngạc nhiên so với tổng thống trước, vốn chỉ cắt giảm ngân sách đầu tư cho khoa học và giáng cấp Bộ Khoa học nước này thành một phần của Bộ Giáo dục. Hiện tại, công chúng thấy việc ưu tiên đầu tư cho khoa học đã giúp Argentina phản hồi đại dịch, Juan Pablo Paz, tổng thư ký phụ trách KH&CN, nói. “Tất nhiên, đại dịch có nghĩa là chúng tôi sẽ phải chịu cảnh bị trì hoãn nhiều dự án và những thách thức khác nhưng tôi cho rằng khoa học sẽ có một vị trí vững chắc hơn trước đây.”

Tại Chile, Etcheverry chuyển hướng viện nghiên cứu của mình – một phần của Bộ KH mới và chỉ thành lập ba tháng trước đại dịch – để dành chỗ cho xét nghiệm nhanh COVID-19 và những hỗ trợ khác cho đại dịch, đồng thời đặt sẵn sàng 3 triệu USD cho ứng phó với những tác động của đại dịch với xã hội, như sự gia tăng của bạo lực gia đình và hỗ trợ việc học của sinh viên. Chứng tỏ là khoa học có thể giúp “tạo ra một cuộc đối thoại trong chính phủ, điều chưa bao giờ xảy ra trước đây” Etcheverry nói. “Đây thực sự là bước ngoặt về ghi nhận vai trò của khoa học.”

Hiện tại, khủng hoảng kinh tế không buông tha Chile. Becas Chile, một chương trình học bổng nghiên cứu chuyên đầu tư cho các nhà khoa học tham gia những nghiên cứu quốc tế nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực khoa học ở Chile, đã bị đình chỉ một phần. “Chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng vì thế bị đóng băng một phần kinh phí và đây là những điều mà chúng ta phải chuẩn bị đón nhận những thứ tiếp theo”, César Fuentes, nhà thiên văn học tại trường đại học Chile, nói.

Bức tranh ảm đạm hơn ở Peru, Gisella Orjeda, cựu chủ tịch Hội đồng Khoa học, công nghệ và đổi mới công nghệ quốc gia (CONCYTEC), nhận xét. Trong thời kỳ đương nhiệm, Orjeda đã giúp thúc đẩy ngân sách hàng năm của CONCYTEC từ 5 triệu USD lên khoảng 40 triệu USD nhưng “vẫn chưa đủ”, bà nói. Vãn còn thiếu nhiều dự án quan trọng về bảo tồn, y tế, ngăn ngừa thảm họa. Nhưng hiện tại thì chính phủ đã ngừng cấp kinh phí cho các chương trình này; vào tháng 7, CONCYTEC mới giải ngân được 16% ngân sách năm 2020.

Ở nước láng giềng Ecuador, các nhà nghiên cứu đã học được một điều là không nên phụ thuộc vào nguồn ngân sách không thể đoán định được của chính phủ. Đại dịch làm cho tình hình trở nên xấu hơn, Diego Quiroga, người phụ trách nghiên cứu tại trường đại học San Francisco de Quito. Ông lo ngại học phí, một nguồn thu quan trọng của trường có thể giảm sút nếu khủng hoảng kinh tế khiến sinh viên không nhập học. Những đe dọa mới về việc cắt giảm ở bậc giáo dục sau đại học và khủng hoảng kinh tế khiến các nhà khoa học đến nỗ lực đảm bảo nguồn đầu tư từ việc hợp tác với các đồng nghiệp Mỹ hoặc châu Âu, ông nói. “Nếu chung tôi không tìm nguồn đầu tư từ nước ngoãi, chúng tôi sẽ không có gì nữa để đâu tư cho nghiên cứu,” Quiroga nói. Ông dự đoán đại dịch sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc các nhà khoa học trẻ ra nước ngoài: “Chúng tôi đang mất đi toàn bộ một thế hệ khoa học.”

Thêm rạn nứt giữa khoa học và chính trị

Tại Mexico, sau phản đối của các nhà khoa học, sinh viên và truyền thông, tổng thống ra lệnh không để các nhà khoa học của Conacyt phải quyên góp nữa. Cinvestav cho phép giữ các quỹ đầu tư công và đàm phán về việc cắt giảm lượng ngân sách nhỏ hơn. Nhưng nhiều viện nghiên cứu công vẫn bị cắt giảm ngân sách, điều này khiến các nhà khoa học lo ngại. Và đại dịch làm xấu hơn mối quan hệ vốn đã xấu giữa cộng đồng khoa học và giám đốc Conacyt María Elena Álvarez-Buylla Roces. Phải nói thêm là Conacyt là nơi chiếm kinh phí đầu tư khoa học Mexico tới 77%.

Đại dịch cũng làm chia rẽ thêm khoa học và chính trị. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã liên tục đặt câu hỏi về chuyên môn khoa học, hạ thấp sự trầm trọng của đại dich và ủng hộ các phương pháp điề tri thiếu bằng chứng. Tại Venezuela, Colombia, tình cảnh vô cùng đáng ngại, đặc biệt ở Colombia, Bộ Tài Chính đã đề xuất cắt giảm 35% ngân sách đầu tư cho khoa học sau lá thư phàn nàn của 7 thượng nghị nghĩ về việc thiếu khả năng lãnh đạo trong đại địch của Mabel Torres Torres, người phụ trách Bộ KH, CN và Đổi mới và từng lâm vào scandal về một phương pháp điều trị ung thư chưa được kiểm chứng của bà.

Tuy vậy García Martínez vẫn còn hi vọng. Những năm sống trong sự thiếu thốn đầu tư khoa học đã dạy cho các nhà nghiên cứu Mỹ Latin cách làm việc tối đa với khoản đầu tư tối thiểu, ông nói – một kỹ năng hữu dụng đặc biệt trong những ngày này. “Chúng tôi rất biết cách thích nghi”, ông nói.