PGS-TS Võ Trung Hùng - Trưởng Ban KHCN và Môi trường, ĐH Đà Nẵng. Rất ít trường có quy định cụ thể về việc này. Một số trường kỹ thuật công nghệ có lượng nghiên cứu lớn như ĐH Quốc gia TPHCM quy định khá chi tiết: Với đề tài loại A, trường sở hữu 60%, đơn vị chủ trì sở hữu 40%; với đề tài loại B, trường sở hữu 50%, đơn vị chủ trì sở hữu 50%.
Phần lợi nhuận từ hoạt động khai thác thương mại các TSTT thuộc quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu của trường được dùng trả thù lao cho tác giả và đồng tác giả chiếm 30%; phần chia cho phía môi giới tối đa 10%. Còn ĐH Quốc gia Hà Nội quy định, khi nhà khoa học làm ra sản phẩm được chuyển giao thành công, lợi nhuận được chia 50% cho trường, 25% cho đơn vị và 25% cho cá nhân.
Còn ĐH Đà Nẵng, để khuyến khích các giảng viên tạo ra sản phẩm và đăng ký bảo hộ sáng chế, trường quy định các cá nhân đã đăng ký sáng chế và chuyển giao qua các trung tâm CGCN dưới dạng hợp đồng chỉ phải nộp về trường khoảng 2% doanh thu. Tuy nhiên, hiện ĐH Đà Nẵng vẫn chỉ có 14-15 bằng sáng chế.
Thực tế, các nhà khoa học đăng ký không vì mục đích kinh doanh mà chủ yếu vì mục đích nghiên cứu, bởi khi có bằng sáng chế, việc đăng ký đề tài, xét duyệt chức danh trở nên thuận lợi hơn.