Thiệt hại cho trượt lở đất hằng năm ở Ấn Độ tương đương với 0,5 GDP của nước này. Nhật, Italy, Mỹ cũng mất hàng tỷ euro mỗi năm vì trượt đất. Theo Hội Chữ thập đỏ thế giới, đây là loại thiên tai đứng hàng thứ ba về mức độ thiệt hại.
Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Tổ chức hợp tác Quốc tế
về chống trượt đất (International
Consortium on Landslides – ICL), thiệt hại về người do trượt đất trung bình là 150
người/năm tại Trung Quốc, 130 người/ năm
tại Nhật Bản, 60 người/năm tại Italy và 50
người/năm tại Mỹ. Ở Việt Nam, ước tính con số thiệt hại về người do đất trượt trung
bình khoảng 30 người/năm.
Về mặt kinh tế, cũng theo ICL, thiệt hại hàng năm mà đất sụt
gây ra tại Nhật là khoảng 4-6 tỷ euro, chiếm 0,30% GDP nước này, tại Italy khoảng
1-2 tỷ euro, chiếm 0,15 GDP, tại Ân độ khoảng 1-2 tỷ euro, chiếm 0,5 GDP và tại
Mỹ khoảng 1-2 tỷ euro, chiếm 0,02% GDP.
Thống kê của Hội Chữ thập đỏ thế giới về thiệt hại do các
tai biến thiên nhiên gây ra hàng năm cho thấy, thiệt hại do ngập lụt chiếm tỷ lệ
cao nhất (39%), tiếp đó là động đất (36%). Đứng thứ ba là thiệt hại do trượt đất
(17%), tiếp đến là do khí xoáy, lốc (7%) và cuối cùng là do hiện tượng nhiệt độ
thay đổi đột biến (1%).
ICL - được thành lập ngày 21/1/2002 tại Kyoto, Nhật Bản - là
một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, đặt dưới sự tài trợ của các tổ chức
quốc tế như UNESCO, WMO, FAO, UN, cùng với sự tài trợ về tài chính của các
chính phủ Nhật Bản, Mỹ, Italy, Canada và Nauy. Đây là tổ chức lớn nhất chuyên nghiên cứu và
bàn biện pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt đất, hiện có 51 tổ chức thành viên
từ 23 nước.
ICL đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu về trượt đất RCL của
Nhật xây dựng một Chương trình quốc tế về ứng xử với trượt đất. Trong bản đồ
trên do ICL xây dựng, các khu tiềm ẩn nguy cơ trượt đất được đánh dấu bằng các
chấm đỏ. Theo đó, khu vực nguy cơ cao là các nước châu Mỹ nằm ven biển Thái
Bình Dương, các nước ven vịnh Caribê, các nước Trung Á, Nhật Bản, Trung Quốc,
các nước Đông Âu, New Zealand, Nga...
P. Hoàng