Gần một nửa số đại bàng vàng và đại bàng đầu trắng ở Mỹ bị nhiễm độc chì, theo một nghiên cứu lớn về loài đại bàng. Đây có thể là nguyên nhân làm cho dân số của cả hai loài này rất khó phục hồi.

Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus) gần như tuyệt chủng vào những năm 1960 một phần do thuốc trừ sâu DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane). Thuốc trừ sâu này trôi vào các nguồn nước, làm ô nhiễm cá mà đại bàng ăn và đầu độc loài này, làm vỏ trứng của chúng yếu đi và giết chết con non. Sau khi DDT bị cấm vào năm 1972 và Đạo luật về các loài nguy cấp năm 1973 của Mỹ bảo vệ môi trường sống của đại bàng đầu trắng, số lượng quần thể bắt đầu tăng lên. Hiện có hơn 300.000 con đại bàng đầu trắng còn sống trong tự nhiên.

“Quần thể đại bàng đầu trắng đang phát triển rực rỡ ở Mỹ. Nhưng tình trạng của các loài chim săn mồi khác, chẳng hạn như bàng vàng (Aquila chrysaetos) thì không khả quan như vậy, và các chất gây ô nhiễm khác ngoài DDT, bao gồm cả đạn chì, vẫn thải ra môi trường," Todd Katzner, nhà sinh thái học bảo tồn tại tổ chức Geological Servey của Mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu mới giải thích.

Đại bàng thường ăn phải chì bằng do ăn xác động vật có chứa các mảnh đạn làm bằng chì.

Khi đại bàng ăn phải chì - thường ở dạng đạn dược sót lại trong xác hươu và xác các động vật khác - chì sẽ xuất hiện trong máu, lọc qua gan và có thể tích tụ trong xương nếu chim ăn đủ số lượng chì trong suốt cuộc đời. Các phòng khám phục hồi động vật hoang dã từ lâu đã thông báo về các sự cố đại bàng mang đạn trong bụng, và các nghiên cứu lấy mẫu chì trong quần thể đại bàng địa phương cho thấy ngộ độc chì là một vấn đề phổ biến ở đại bàng.

Vì vậy, Vincent Slabe, nhà sinh vật học động vật hoang dã tại tổ chức phi lợi nhuận Conservation Science Global, và các đồng nghiệp bắt đầu thu thập mẫu từ các loài chim. Trong khoảng thời gian 8 năm, họ đã thu thập mô từ 1.210 con đại bàng vàng và đại bàng đầu trắng, chẳng hạn như lông và máu từ các các thể được điều trị tại các phòng khám, hay các mẫu gan và xương từ những con đại bàng chết.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đo nồng độ chì, tìm kiếm dấu hiệu phơi nhiễm chì cấp tính trong máu, gan, lông và dấu hiệu nhiễm độc chì mãn tính trong xương. Kết quả, gần một nửa số đại bàng có dấu hiệu nhiễm độc chì mãn tính, cụ thể là 46% số đại bàng đầu trắng và 47% số đại bàng vàng. Các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu hiệu mới tiếp xúc với chì (phơi nhiễm cấp tính) ở 27% đến 33% số đại bàng đầu trắng và 7% đến 35% số đại bàng vàng (tỷ lệ phụ thuộc vào loại mô). Nghiên cứu được báo cáo tại cuộc họp thường niên của American Association for the Advancement of Science (AAAS) và trên tạp chí Science.

Nhóm nghiên cứu ước tính mức độ nhiễm độc chì hiện nay sẽ làm tốc độ gia tăng dân số của đại bàng đầu trắng giảm 3,8% và đại bàng vàng giảm 0,8%.

Mức giảm 3,8% có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đại bàng đầu trắng, bởi vì nhiều quần thể bảo tồn đại bàng ở Mỹ có một nhóm "dự phòng", đại bàng trưởng thành không sinh sản, có thể được đưa vào nhân giống để thay thế các cá thể bị mất đi, theo Bryan Watts, nhà sinh thái học tại Đại học William & Mary, người không tham gia vào nghiên cứu mới. Vấn đề đáng lo ngại hơn là thiệt hại ở đại bàng vàng, "ước tính chỉ có khoảng 40.000 con ở Mỹ," Watt nói. Nhưng ngay cả đối với đại bàng đầu trắng, Katzner và Slabe nói, việc giảm dân số hằng năm sẽ có tác dụng cộng dồn rất mạnh trong những năm qua. “Giống như lãi kép,” Katzner giải thích.

Đáng lưu ý hơn, đại bàng không phải là loài động vật duy nhất bị thương bởi chì, mà cả cá, động vật có vú và các loài chim khác cũng có thể bị ảnh hưởng, theo Krysten Schuler, nhà sinh thái học tại Đại học Cornell.

Các nhóm bảo tồn đã thúc đẩy lệnh cấm sử dụng đạn chì, và bang California đã cấm sử dụng loại đạn này vào năm 2019, một phần là để bảo vệ loài chim săn mồi California (Gymnogyps californianus). Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới nói rằng cách làm hiệu quả hơn là giáo dục những người thợ săn về nhiễm độc chì, và đề xuất các loại đạn thay thế như đạn đồng. Slabe giải thích: “Cộng đồng săn bắn hầu như không biết về tác động của chì đối với đại bàng. Nhưng trong các chương trình giáo dục thợ săn mà tôi đã thực hiện, họ thực sự dễ tiếp thu vấn đề này.”

Nguồn: