Phở, bún chả, xôi, bánh xèo, gỏi cuốn, bún bò Nam Bộ, cao lầu, bánh mì kẹp, bột chiên, cà phê trứng là 10 món ăn đường phố hấp dẫn nhất Việt Nam do kênh truyền hình CCN của Mỹ bầu chọn.

1. Phở. Là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực của dải đất hình chữ “S”. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: Tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt...
1. Phở. Đây là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực của dải đất hình chữ “S”. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: Tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt...


2. Bún chả. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội. Đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.
2. Bún chả. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội. Đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.


3. Xôi. Là đồ ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đồ/hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành trong ẩm thực của nhiều nước châu Á. Xôi có thể ăn kèm với rất nhiều thứ khác nhau, từ thịt kho, gà xào nấm, trứng chiên, đậu phộng, chả, thịt nướng, hành phi…
3. Xôi. Là đồ ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đồ/hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành trong ẩm thực của nhiều nước châu Á. Xôi có thể ăn kèm với rất nhiều thứ khác nhau, từ thịt kho, gà xào nấm, trứng chiên, đậu phộng, chả, thịt nướng, hành phi…

4. Bánh xèo. Loại bánh phổ biến ở Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Món ăn này có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ… được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: Đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.
4. Bánh xèo. Loại bánh phổ biến ở Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Món ăn này có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ… được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: Đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.

5. Gỏi cuốn (nem cuốn). Món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Gỏi cuốn chủ yếu dùng bánh tráng được cuốn với nhiều thành phần khác nhau tùy từng vùng miền, thường dùng để khai vị hay nhấm nháp cùng đồ uống. Nó được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, heo, vịt, tôm, cá, cua…
5. Gỏi cuốn (nem cuốn). Món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Gỏi cuốn chủ yếu dùng bánh tráng được cuốn với nhiều thành phần khác nhau tùy từng vùng miền, thường dùng để khai vị hay nhấm nháp cùng đồ uống. Nó được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, heo, vịt, tôm, cá, cua…

6. Bún bò Nam Bộ (còn gọi là bún xào). Là món ăn Việt Nam. Món bún này không giống với những loại bún khác ở chỗ không sử dụng nước dùng mà là kết hợp đơn giản giữa nước mắm và hành phi, rau sống và nhiều thứ khác. Đây cũng là một món ăn hấp dẫn thực khách và các du khách vì tính đơn giản, mộc mạc, hài hòa, hợp với khẩu vị của mỗi người.
6. Bún bò Nam Bộ (còn gọi là bún xào). Là món ăn Việt Nam. Món bún này không giống với những loại bún khác ở chỗ không sử dụng nước dùng mà là kết hợp đơn giản giữa nước mắm và hành phi, rau sống và nhiều thứ khác. Đây cũng là một món ăn hấp dẫn thực khách và các du khách vì tính đơn giản, mộc mạc, hài hòa, hợp với khẩu vị của mỗi người.

7. Cao lầu. Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An, Quảng Nam. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.
7. Cao lầu. Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An, Quảng Nam. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.

8. Bánh mì kẹp (bánh mì Sài Gòn). Loại bánh mì ổ làm bằng bột mì thông thường (có thể là bột gạo). Loại bánh mì này xuất phát từ bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam. Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30 - 40cm. Ổ bánh mì biến chế và thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Sài Gòn. Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.
8. Bánh mì kẹp (bánh mì Sài Gòn). Loại bánh mì ổ làm bằng bột mì thông thường (có thể là bột gạo). Loại bánh mì này xuất phát từ bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam. Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30 - 40cm. Ổ bánh mì biến chế và thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Sài Gòn. Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.

9. Bột chiên. Là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam và là món ăn chơi, ăn sáng hoặc ăn khuya quen thuộc ở khu vực Sài Gòn cũng như một số nơi khác. Ngày nay, nó trở thành món ăn vặt nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.
9. Bột chiên. Là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam và là món ăn chơi, ăn sáng hoặc ăn khuya quen thuộc ở khu vực Sài Gòn cũng như một số nơi khác. Ngày nay, nó trở thành món ăn vặt nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.

10. Cà phê trứng. Cà phê trứng là thức uống làm nên nét độc đáo riêng cho Hà Nội. Nguyên liệu để làm cà phê trứng gồm trứng gà tươi, đường, sữa, cà phê… Lòng đỏ trứng gà được đánh bông bằng tay cùng với sữa, đường cát, sau đó đổ cà phê đang đun sôi lên. Ly cà phê lập tức bồng bềnh trong một màu nâu thơm khó cưỡng.
10. Cà phê trứng. Cà phê trứng là thức uống làm nên nét độc đáo riêng cho Hà Nội. Nguyên liệu để làm cà phê trứng gồm trứng gà tươi, đường, sữa, cà phê… Lòng đỏ trứng gà được đánh bông bằng tay cùng với sữa, đường cát, sau đó đổ cà phê đang đun sôi lên. Ly cà phê lập tức bồng bềnh trong một màu nâu thơm khó cưỡng.