Cùng với xu hướng tự động hóa trong các ngành nghề và công ăn việc làm, khoảng cách giữa nhóm người rất giàu và rất nghèo cũng theo đó mà gia tăng. Khi ấy, mọi ý niệm về một tầng lớp trung lưu với cuộc sống thoải mái có thể sẽ biến mất.

Roar Tzezana, nhà nghiên cứu tương lai học (futurist) tại Đại học Tel Aviv của Israel tin rằng, viễn cảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những niềm tin lạc quan về cái gọi là sự hủy diệt sáng tạo (creative destruction) – một số công việc cũ mất đi nhưng nhiều công ăn việc làm mới lại được tạo ra để bù đắp. Đó thực sự là một bức tranh ảm đạm về lực lượng lao động và nền kinh tế toàn cầu.

Theo lập luận của Tzezana, cho dù có sống sót trước cơn bão mang tên “tự động hóa” thì người làm thuê có thể sẽ chỉ được nhận mức lương thấp hơn. Điều này đồng nghĩa với sự giàu có tạo ra bởi những tiến bộ công nghệ không được chia đều cho tất cả mọi người, nhất là thành phần lao động bình thường. Thậm chí, nhiều người trong số họ còn có nguy cơ mắc kẹt vì vật lộn với cuộc sống mưu sinh, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp về mặt kỹ thuật là ở mức thấp.

Người lao động Mỹ xếp hàng để chờ phỏng vấn xin việc. Ảnh: AP.

Người lao động Mỹ xếp hàng để chờ phỏng vấn xin việc. Ảnh: AP.

“Đối với những người lao động bình thường, viễn cảnh ấy chẳng khác nào tận thế”, Tzezana tỏ ra bi quan khi nói về khoảng cách ngày càng bị kéo giãn giữa năng suất với tiền lương. “Thực trạng đáng buồn ở đây là: Trong khi chính quyền và nền kinh tế tiến về phía trước nhờ cơn bão mới thì phần đông người lao động dường như sẽ không được hưởng lợi gì từ tiến trình, chưa kể còn bị tụt lại phía sau. Đó thực sự là một thảm họa.”

Tại các nước tiên tiến nhất như Mỹ, trong lúc năng suất tăng thì tiền lương lại có xu hướng giảm. Ảnh: AP.

Tại các nước tiên tiến nhất như Mỹ, trong lúc năng suất tăng thì tiền lương lại có xu hướng giảm. Ảnh: AP.

Và kết quả cuối cùng là gì? Hãy nghĩ về một thế giới được định hình bởi những nhóm người cực kỳ giàu có, song thành phần bị bần cùng hóa lại chiếm đa số.

Nguồn: