Mặc dù nhiều khía cạnh của quy trình sản xuất ô-tô đã được tự động hóa, nhưng nhiệm vụ kiểm tra các mối hàn hiện vẫn phải do con người đảm nhận. Tại Đức, một hệ thống robot mới đang được phát triển hứa hẹn sẽ giúp công việc này trở nên đơn giản và hiệu suất hơn.

Thông thường, để kiểm tra mối hàn trên các chi tiết của xe, công nhân kỹ thuật sẽ phải nâng và đưa chúng vào thiết bị quay theo cách thủ công rồi quan sát từ mọi góc độ. Điều này đôi khi đòi hỏi cơ thể phải xoay trở ở những thư thế rất khó, dẫn tới tình trạng căng cơ liên tục, đau mỏi và thậm chí chấn thương. Ngoài ra, việc phân bổ giữa tác vụ nâng với kiểm tra cũng làm thời gian bị hạn chế, khiến công nhân phải khẩn trương hơn và khó tránh khỏi sai sót. Thứ nữa, toàn bộ quy trình cũng trở nên thiếu nhất quán do giữa các cá nhân riêng biệt sẽ có sự đánh giá lỗi khác nhau.

Kiểm tra và phát hiện sai sót trên mối hàn của các chi tiết xe hơi là công việc không hề dễ dàng. Ảnh: Hela.

Kiểm tra và phát hiện sai sót trên mối hàn của các chi tiết xe hơi là công việc không hề dễ dàng. Ảnh: Hela.

Chính bởi những hạn chế này mà dự án EASY COHMO (viết tắt của Hệ thống hỗ trợ công thái học trong vận hành các hệ thống máy không cần tiếp xúc) đã ra đời và được chính phủ Đức tài trợ. Đơn vị thực hiện, Trung tâm Công nghệ Viễn thông thuộc Viện Fraunhofer, hiện đang rất nỗ lực hợp tác với nhiều nhóm nghiên cứu khác để phát triển một hệ thống cánh tay robot – có khả năng tự lựa chọn và nâng những bộ phận, chi tiết của xe hơi khỏi dây chuyền lắp ráp, sau đó giữ chúng ở yên trước mặt một nhân viên kiểm tra.

Hệ thống sử dụng mệnh lệnh bằng giọng nói, bên cạnh giao diện nhận dạng cử chỉ (gesture-recognition interface) thân thiện, được chiếu lên cả bàn làm việc của thợ lẫn chi tiết máy. Nhân viên sẽ hướng dẫn cánh tay robot đặt chi tiết vào đúng vị trí để thuận tiện cho việc kiểm tra các mối hàn. Nếu phát hiện thấy sai sót, chúng cũng sẽ được ghi lại thông qua cử chỉ, giọng nói, cùng hệ thống finger-tracking system (dõi theo ngón tay).

Hệ thống sử dụng mệnh lệnh bằng giọng nói, giao diện nhận dạng cử chỉ và thân thiện, giúp công nhân thực hiện nhiệm vụ phát hiện sai sót trên các chi tiết hàn dễ dàng hơn. Ảnh:

Hệ thống sử dụng mệnh lệnh bằng giọng nói, giao diện nhận dạng cử chỉ và thân thiện, giúp công nhân thuận tiện hơn trong việc phát hiện sai sót trên các mối hàn. Ảnh: ViệnFraunhofer.

Ý tưởng này được kỳ vọng sẽ giúp công nhân giảm bớt áp lực, đồng thời cải thiện hiệu quả kiểm tra sai sót trên các mối hàn. Theo kế hoạch, Volkswagen sẽ là đối tác công nghiệp đầu tiên tích hợp giải pháp này vào dây chuyền sản xuất của họ.

Nguồn: