Việc duy trì các phi đội tiếp vận trên không là điều không thể thiếu ở bất kỳ lực lượng không quân tác chiến tầm xa nào trên thế giới, và Không quân Mỹ là một trong số đó. Thậm chí họ còn là quốc gia sở hữu phi đội tiếp vận trên không lớn nhất thế giới phục vụ cho yêu cầu tác chiến toàn cầu của Washington. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Các phi đội tiếp vận trên không được ví như “bướu lạc đà” của Không quân Mỹ, khi giúp các chiến đấu cơ của họ có thể tăng tầm tác chiến lên hàng ngàn km với đầy tải vũ khí mà không cần mang theo các pod nhiên liệu phụ. Và thật ngạc nhiên là đây lại là cứu cánh cho các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ, vốn có tầm tác chiến chỉ 460km với cấu hình vũ khí tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Thật vậy, dù được mệnh danh là chiến đấu cơ tàng hình mạnh nhất thế giới hiện nay nhưng F-22 cũng mang trên mình những nhược điểm nhất định và tầm tác chiến hạn chế là một trong số đó. Nhưng may mắn cho nó là Không quân Mỹ có giải phải cho mọi vấn đề khi đi kèm với F-22 luôn có những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
KC-135 là dòng máy bay tiếp nhiên liệu trên không chủ lực của Không quân Mỹ một biến thể của máy bay thương mại Boeing 367-80. KC-135 có khả năng mang theo tối đa gần 68 tấn nhiên liệu với tầm bay 2.419km cho phép nó có thể thực hiện các nhiệm vụ không vận trên không ở bất kỳ đâu trên thế giới, nếu khu vực nó hoạt động có căn cứ của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Sẽ không nói quá nếu như gọi KC-135 là “Mẹ” chiến đấu cơ, khi nó đóng vai trò then chốt trong hoạt động tác chiến toàn cầu của Không quân Mỹ. Cho phép lực lượng này vươn tay tới mọi nơi trên thế giới. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Hình ảnh một chiếc F-22 tiếp cận vòi bơm của KC-135 khi đang thực hiện chiến dịch hổ trợ trên không Inherent Resolve vào hôm 31/7, khi phi đội F-22 của Mỹ được điều đến Trung Đông tham gia các hoạt động quân sự chống lại phiến quân IS. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Quá trình tiếp nhiên liệu trên không luôn là một hoạt động khó đối với bất kỳ phi công kỳ cựu nào kể cả là phi công Mỹ, khi chỉ với một sai lầm nhỏ có thể gây ra một hậu quả rất lớn. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Và nó đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa phi công và nhân viên tiếp vận từ máy bay tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Vị trí tiếp nhiên trên không của F-22 được đặt ngay trên thân và phía sau buồng lái chính, do đó quá trình nó tiếp cận với vòi bơm diễn ra khá chậm so với một số mẫu chiến đấu cơ khác của Mỹ. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Ngay cả khi tiếp cận được vòi bơm thì chỉ có nhân viên tiếp vận mới có quyền triển khai quy trình tiếp nhiên liệu cho F-22 hay không, nếu cảm thấy quá trình tiếp liệu có quá nhiều rủi ro thì quá trình trên có thể sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Cận cảnh một chiếc F-22 đang “bú bình” trên không từ “mẹ” của mình. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Quá trình tiếp liệu sẽ được giám sát liên tục bởi nhân viên từ KC-135 để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng trình tự. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Mỗi năm phi đội KC-135 của Không quân Mỹ tiêu tốn khoảng hơn 5 tỷ USD dành cho chi phí vận hành, nhưng cái giá đó lại quá rẻ để Mỹ có thể duy trì khả năng tác chiến toàn cầu thay vì mở thêm các căn cứ quân sự vốn còn tốn kém hơn nhiều. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Ngoài Không quân Mỹ, KC-135 còn hoạt động trong Không quân Chile, Pháp, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều biến thể khác nhau. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Đối với một chiếc F-22, nó có tầm hoạt động tối đa lên đến 2.960km nếu như sử dụng pod nhiên liệu phụ. Bản thân dòng chiến đấu cơ này chỉ có thể mang theo tối đa 2.2 tấn vũ khí các loại bao gồm cả pod nhiên liệu nếu có, do đó việc sử dụng các máy bay tiếp liệu trên không có vai trò rất lớn đối với khả năng tác chiến của F-22. Nguồn ảnh: Dvids Hub.
Hình ảnh chiếc F-22 đảo cánh bay đi sau khi tiếp xong nhiên liệu để tiếp tục nhiệm vụ của mình. Nguồn ảnh: Dvids Hub.