Alan She, một tác giả của công trình nghiên cứu, viết trên tạp chí Science Advances rằng: “Nghiên cứu này kết hợp công nghệ đột phá của các cơ bắp nhân tạo với công nghệ của các thấu kính kim loại, thay đổi tiêu cự ở chế độ thời gian thực giống hệt như mắt người. Chúng tôi đã tiến thêm một bước và tạo ra khả năng tự động khắc phục các khiếm khuyết, chẳng hạn như loạn thị mà mắt người không thể làm được”.
Thấu kính kim loại sử dụng công nghệ đột phá của các cơ bắp nhân tạo giúp thay đổi tiêu cự ở chế độ thời gian thực giống hệt như mắt người. Ảnh: Havard SEAS
Thông thường kích thước của thấu kính kim loại là rất nhỏ, khoảng 100 micron, còn mật độ của thông tin truyền tải, trái lại, lại rất cao. Nếu tăng kích thước của thấu kính như vậy lên 1cm thì số lượng dữ liệu sẽ tăng tương ứng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã phát triển một thuật toán mới làm giảm kích thước tệp dữ liệu sao cho phù hợp với các mạch tích hợp hiện đại, có đường kính từ 1cm trở lên.
Sau đó, các nhà khoa học cần kết nối thấu kính kim loại với các cơ bắp nhân tạo mà không làm giảm khả năng tập trung ánh sáng. Trong mắt người, thủy tinh thể được bao quanh bởi các cơ bắp hình trụ giúp co giãn. Là một chất thay thế tổng hợp, các chất đàn hồi điện môi trong suốt được lựa chọn có thể điều khiển được bằng cách thay đổi điện áp. Việc giảm các cơ nhân tạo khiến các ống nano trong thấu kính kim loại di chuyển, kết quả là hình ảnh được chỉnh sửa. Độ dày của thấu kính và các cơ không vượt quá 30 micron.
Các tác giả của sáng chế đã đăng ký bản quyền và hiện đang tìm cách thương mại hóa sáng chế.
Được biết, vào tháng 9 năm ngoái, Công ty Ocumetics của Canada đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng các thấu kính bionic được cấy vào mắt và giúp phục hồi thị lực, cho phép tập trung vào các vật thể quá xa hoặc quá gần và không gây mỏi mắt.