Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tùng - Viện Hóa học, thành viên nhóm nghiên cứu xây dựng quy trình này - cho biết: Để hiệu quả bảo quản đạt mức tối ưu, quả vải sau khi thu hái từ vườn được vận chuyển về kho lạnh và giữ ở nhiệt độ 16-180C nhằm làm mát và chọn lọc sơ bộ (thời gian vận chuyển tối đa là 4 giờ). Cần loại bỏ các quả có khuyết tật nhẹ ở vỏ, không đúng độ chín, giập nát, sây sát, hình dáng không bình thường, làm sạch các tạp chất cơ học trên vỏ quả, cắt cuống còn 2-3mm.
Quả vải sau 30 ngày sử dụng túi bảo quản MAP. Ảnh: Nguyễn Miền
Quả sau khi được lựa chọn sơ bộ và cắt cuống được tiền xử lý với dung dịch axít oxalic pH=3 trong 6 phút, vớt ra để ráo nước. Thời gian từ khi thu hoạch đến khi bao gói tối thiểu là 6 giờ, tối đa là 12 giờ. Chọn túi bảo quản làm từ màng MAP có chiều dày 30m, kích thước túi 40x60cm.
Vải được cho vào túi (5kg/túi), miệng túi có thể buộc kín bằng dây hoặc hàn kín lại. Các túi vải được đặt vào tủ bảo quản, mỗi túi cách nhau 2-3cm, mỗi tầng cách nhau 5-10cm. Hạ nhiệt độ từ 160C xuống nhiệt độ bảo quản là 4±10C trong 450 phút để tránh sốc nhiệt cho vải; độ ẩm tương đối độ ẩm không khí (85-90%). Định kỳ kiểm tra mỗi tuần một lần để loại bỏ túi có quả thối, hỏng.
Với quy trình trên, quả vải thiều được bảo quản tốt trong 5 tuần( ở nhiệt độ 4±10C), tỷ lệ hư hỏng <10%; vỏ quả vẫn giữ được màu đỏ tươi, thịt quả vẫn nguyên mùi thơm đặc trưng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.