Airbus vừa ra mắt phòng thí nghiệm công nghệ bay hành trình (Flightlab) trên trực thăng.

Mặc dù giải pháp mô phỏng kỹ thuật số và hầm gió (wind tunnel) đều khá hiệu quả trong thử nghiệm khí động học nhưng các công nghệ mới vẫn cần được lắp đặt trên máy bay thực tế để kiểm chứng xem chúng có hoạt động như kỳ vọng. Vì thế, Airbus đã phát triển một số nguyên mẫu Flightlabs, bao gồm A340 MSN1 để nghiên cứu tầng lưu (laminar flow) trên những loại máy bay lớn, và 350 Airspace Explorer để thử nghiệm những công nghệ kết nối trên cabin khi đang bay.

Danh mục này giờ đây đã được bổ sung thêm Flightlab triển khai trên trực thăng H130. Tháng 4/2020, nó đã trải qua một thử nghiệm với Cục Hàng không Dân dụng Pháp để tìm hiểu người dân nhận thức thế nào đối với tiếng ồn từ trực thăng, bên cạnh ảnh hưởng của các tòa nhà tới quá trình đó. Nghiên cứu này mang ý nghĩa quan trọng khi phương tiện bay trong đô thị (UAM) sẽ sớm trở nên phổ biến.

.


Còn bây giờ, Flightlab trên H130 sẽ được khai thác để kiểm chứng một số công nghệ mới giúp cải thiện khả năng vận hành và an toàn trên chuyến bay bao gồm: EAGLE – hệ thống thị giác máy tính (computer vision) có khả năng tự động xác định chướng ngại vật và tái tạo hình ảnh 3D của bãi đáp; hệ thống RSAS – cảnh báo phi công về nguy cơ rotor va chạm; HUMS – hệ thống mắt thần theo dõi mọi hoạt động vận hành của máy bay; hệ thống UAM giúp cải thiện hiệu quả công thái học và biến giao diện điều khiển trở nên trực quan hơn; và EBS – hệ thống động lực dự phòng công suất 100 kW được kết nối với rotor chính để đảm nhận thay nhiệm vụ trong trường hợp động cơ chính hỏng hóc.

“Chúng ta cần thiết phải đầu tư cho công nghệ mới với kỳ vọng mang lại giá trị gia tăng cho hành khách, cải thiện tính an toàn, giảm tải cho phi công và cả tiếng ồn,” Bruno Even – CEO của Airbus Helicopters – phát biểu. “Một nền tảng chuyên dụng để thử nghiệm những công nghệ này sẽ mang chúng ta đến gần hơn với viễn cảnh đó, và nó thực sự là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi,” ông nói.

Xem video: