Tập đoàn NEC và Sumitomo của Nhật Bản đã ký kết một hợp đồng phát triển vệ tinh cho chính phủ Việt Nam mang tên "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực", giúp dự đoán thiên tai và khảo sát thiệt hại.
Được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2009, đây là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn về khoa học và công nghệ.Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ có khả năng chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời.
Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu nâng cấp và phát triển hệ thống cảnh báo, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, dự án sẽ hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, từng bước phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ để tiến tới làm chủ công nghệ, tự sản xuất vệ tinh nhỏ quan sát trái đất riêng của Việt Nam.Song song với đó là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thông qua Khóa đào tạo vệ tinh nâng cao tại cơ sở chế tạo vệ tinh và Khóa đào tạo ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.
"Thỏa thuận hợp tác này là biểu tượng của mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tôi hy vọng nó sẽ hỗ trợ việc trong phòng chống thiên tai và các lĩnh vực khác", ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phát biểu trong buổi lễ hôm thứ 18/10.
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch phóng vệ tinh quan sát trái đất ngay sau năm 2023. Giống như Nhật Bản, Việt Nam đã phải hứng chịu những cơn bão lớn và lũ lụt trong những năm gần đây.
NEC đã phát triển vệ tinh LotuSat-1, nặng khoảng 500 kg, chứa các hệ thống điều khiển và các thành phần cốt lõi khác có thể được sản xuất hàng loạt.LotuSat-1 nhỏ hơn các vệ tinh khác có khả năng tương đương, và có giá chỉ bằng 1/5.
Quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được thực hiện tại nhà máy sản xuất vệ tinh của Tập đoàn NEC ở Nhật Bản. Đây là dự án vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Hầu hết tài chính cho dự án - đơn đặt hàng vệ tinh ước tính trị giá hơn 20 tỷ JPY (184 triệu USD) - sẽ được bảo đảm bằng khoản vay bằng đồng JPY từ JICA.