Tôi đến Việt Nam 15 năm trước đây nhưng làm về lĩnh vực cơ khí. Tôi nhận thấy tiềm năng công nghệ của Việt Nam vào 4 năm trước đây với rất nhiều kỹ sư công nghệ - điều rất khác so với nhiều quốc gia khác.
Tôi thấy được tiềm năng ở dân số trẻ, ở sự đam mê trong ngành công nghiệp có liên quan tới máy tính. Các bạn có rất nhiều kỹ sư giỏi nhưng lại không có cơ hội để thể hiện nó. Đây là lý do tôi muốn được giúp các bạn trẻ Việt.
Xin ông cho biết lý do vì sao Innovatube lại chọn 4 công nghệ tiên phong để giới thiệu trong sự kiện này?
Chủ đề của sự kiện hôm nay là về 4 công nghệ tiên phong trên thế giới - AI, IoT, AR/VR và Blockchain. Đây cũng là chủ đề được bàn tán ở nhiều nơi trên thế giới, trong khi đó ở Việt Nam, các bạn lại đang chỉ tập trung chủ yếu vào việc lập trình, ứng dụng điện thoại. Không có nhiều startup để tâm tới công nghệ thị giác. Chúng tôi muốn mang tới các chuyên gia từ nhiều quốc gia trên thế giới để thúc đẩy sự sáng tạo, sáng kiến của cộng đồng khởi nghiệp để họ thực sự lĩnh hội và ứng dụng được những công nghệ tiên tiến này vào trong sản phẩm của mình.
Như vậy, sự kiện này là cơ hội để các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp gặp gỡ và trao đổi ý tưởng của mình?
Đúng vậy! Chúng tôi cũng hi vọng thông qua sự kiện, các startup Việt có cơ hội lắng nghe ý kiến chuyên gia từ các quốc gia khác và làm thế nào để ứng dụng nó vào trong thực tế. Đó là lý do chúng tôi lên kế hoạch tổ chức một sự kiện vô cùng lớn, với nhiều người tham dự. Đây là cơ hội để các kỹ sư công nghệ Việt Nam được gặp và nghe chia sẻ từ các chuyên gia trên thế giới và cách thực hiện những ý tưởng, cơ hội cho các sáng lập viên công ty suy nghĩ khác đi và học hỏi được những kỹ năng cơ bản trước khi thực sự bắt đầu một cái gì trong công nghệ thị giác.
Ông Danny Goh - đồng sáng lập vườn ươm khởi nghiệp Innovatube. Ảnh: Loan Lê
Thưa ông, là người hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực này, ông có nhận xét gì về cộng đồng startup công nghệ Việt Nam?
Chúng tôi đã hoạt động rất tích cực trong một vài năm ở Việt Nam. Có một điều hơi tiêu cực mà chúng tôi nhận thấy ở cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam là nhiều công ty khởi nghiệp không thực sự đổi mới sáng tạo. Họ chỉ lấy ý tưởng từ châu Âu, từ Mỹ hoặc từ nhiều nước khác. Chúng tôi muốn giúp người sáng lập những công ty khởi nghiệp này thay đổi bởi họ đã có kỹ năng, có tài năng công nghệ tuy nhiên họ không sáng tạo những ý tưởng của mình đủ lớn. Và điều này thực sự là chưa đủ. Chúng tôi tin rằng với nguồn lực công nghệ hiện có, sử dụng những công nghệ tiên phong, các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp ở Việt Nam đang có cơ hội vô cùng tốt để đổi mới, sáng tạo.
Rất nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam chưa thể ra khỏi biên giới Việt Nam, chứ chưa nói tới việc đi xa ra ngoài khu vực Đông Nam Á, trừ TOPICA Founder Institute. Got It tuy được sáng lập bởi người Việt Nam nhưng lại hoạt động thành công ở nước ngoài, chứ không phải ở Việt Nam, họ chỉ sử dụng kỹ sư công nghệ Việt Nam vì thể không thể coi là công ty khởi nghiệp ở Việt Nam. Sự kiện lần này là cơ hội để những người sáng lập, những người làm kinh doanh trong các công ty khởi nghiệp có thể nghĩ lớn, làm lớn.
Kinh nghiệm là yếu tố chính cho sự thành công. Tuy nhiên, tư duy của người sáng lập công ty khởi nghiệp cần thay đổi, không nên chỉ nhìn ở mỗi thị trường Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, người sáng lập cần phải nghĩ lớn, dựa trên những thành tựu của công nghệ hiện nay.
Sự kiện lần này chúng tôi tập trung vào 4 công nghệ tiên phong, sử dụng các chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan. Chính việc kết hợp những công nghệ này sẽ tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo.
Chúng tôi thực sự mong muốn sẽ thấy sự đổi mới, sáng tạo trong các startup, thấy nhiều startup được thành lập sau sự kiện này.
Xin cảm ông!