Theo nguồn tin của trang MIT News, các nhà nghiên cứu của MIT và NASA đã phát triển loại cánh máy bay có khả năng thay đổi hình dáng và cải thiện hiệu suất bay, năng suất sản xuất và bảo trì.
Ở cánh máy bay thông thường, chỉ có một phần của cánh như cánh tà sau (flap) và cánh liệng (aileron) làm đổi hướng máy bay. Tuy nhiên, loại cánh máy bay thiết kế bởi các nhà nghiên cứu của MIT và NASA có thể chuyển động toàn bộ cánh.
Loại cánh này được lắp từ hàng trăm mảnh ghép nhỏ giống nhau được làm từ thành phần cứng và linh hoạt, giúp cánh máy bay nhẹ hơn và hoạt động hiệu quả hơn cánh máy bay truyền thống. Do có khả năng tùy chỉnh phụ thuộc vào đặc điểm giai đoạn bay (cất cánh, hạ cánh, lái bằng bánh trước…), loại cánh tân tiến này sẽ hoạt động tốt hơn loại cánh truyền thống do cánh máy bay thông thường không được thiết kế nhằm tối đa hóa hiệu suất trong bất giai đoạn bay nào.
Hình ảnh mô hình thiết kế loại cánh máy bay của MIT và NASA
Kỹ sư nghiên cứu NASA Nicholas Cramer chia sẻ với trang MIT News: "Sản phẩm của chúng tôi sẽ đạt hiệu quả nhờ điều chỉnh hình dáng tùy thuộc vào tải trọng máy bay tại các góc tấn (angle of attack) khác nhau."
Bộ phận cánh máy bay sẽ được lắp đặt theo cấu trúc mạng giúp tạo nhiều khoảng không gian và được che bởi một lớp vật liệu polyme mỏng. Khi kết hợp với nhau, vật liệu và cấu trúc cánh máy bay giúp cánh chắc chắn như chất liệu polyme mô phỏng cao su (nhưng mật độ thấp hơn) và nhẹ như Aerogel - loại vật liệu rắn nhẹ nhất trên thế giới.
Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học MIT tiết lộ trên trang MIT News: "Loại cánh máy bay mới này hoạt động tốt hơn so với kỳ vọng khi chúng tôi thử nghiệm sản phẩm ở đường hầm gió tại Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA tại bang Virginia."
Theo Vnreview