Tất cả mọi thứ bạn cần là chớp mắt hai lần khi đeo kính, và hình ảnh bạn thấy sẽ được phóng to thêm 32%.
Ảnh: Robot kính áp tròng. Nguồn: popularmechanics.com
Các nhà nghiên cứu tại ĐH California San Diego vừa thiết kế cặp kính áp tròng sử dụng tính hiệu điện quang được tạo ra tự nhiên bởi mắt con người để thực hiện các nhiệm vụ tăng cường thị lực như phóng to – thu nhỏ, chỉ bằng việc chớp mắt.
Kính áp tròng – thực tế là robot mềm (soft robot) – được trang bị 5 điện cực trên mỗi mắt. Các điện cực này trải rộng trên toàn kính áp tròng để hoạt động như những cơ, và được tạo thành từ những lớp polymer được thiết kế để mở rộng khi chúng nhận được tín hiệu điện tử từ mắt. Kính áp tròng này vẫn hoạt động ngay cả khi người sử dụng nhắm mắt, bởi vì mắt người sản xuất tín hiệu điện tử 24/7.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advanced Functional Material. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đặt một chất đàn hồi ở giữa hai điện cực – thứ được kích hoạt với kích thích điện tử từ mắt người. Các điện cực được kích hoạt làm chất đàn hồi giãn ra, và khiến tầm nhìn được phóng to. Một cú chớp mắt đôi sẽ hoàn tác kích hoạt này và đưa tầm nhìn về lại bình thường.
Chất đàn hồi mềm được kích hoạt sẽ làm việc để tăng tiêu cự lên thêm 32%. Chất polymer này phản ứng rất nhanh với kích thích điện, đã giúp đồng bộ hóa giữa mắt và kính áp tròng được diễn ra dễ dàng.
Các tác giả của nghiên cứu đã lấy cảm hứng từ giao diện điều khiển thần kinh (human-machine interfaces - HMIs), để thiết kế kính áp tròng phỏng sinh này. HMIs được phát triển để sử dụng tín hiệu điện sinh lý để điều khiển chuyển động của xe lăn và các chức năng đa dạng của khung xương trợ lực (exoskeleton). Các HMI không chỉ cho phép người khuyết tật khôi phục khả năng di chuyển và sự khéo léo, mà còn tăng cường khả năng của những người khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng họ có thể sử dụng công nghệ này trong tương lai để tạo ra những mắt giả có thể hoạt động đầy đủ như mắt thật và các bộ phận giả khác.
Nguồn: https://www.popularmechanics.com/technology/a28538364/robotic-contact-lens/
Công Nhất theo popularmechanics