Khoảng 100 – 200 doanh nghiệp nuôi cá hồi trên toàn thế giới đang lên kế hoạch sản xuất tới 2,3 triệu tấn/năm bằng các hệ nuôi trên cạn (land-based), trong đó riêng Na Uy chiếm hơn một nửa. Những dự án này khi được triển khai chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Rock Energy AS, một startup công nghệ năng lượng ở Na Uy, đang thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá hiệu quả của các dự án ứng dụng địa nhiệt (geothermal) và năng lượng sinh học tuần hoàn (circular bioenergy) trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các vịnh dọc bờ biển nước này. Kết quả sau đó sẽ được sử dụng làm cơ sở cho một giải pháp sáng tạo toàn diện nhằm khai thác tiềm năng địa nhiệt sẵn có ở nhiều địa phương để phục vụ nhu cầu mở rộng của ngành NTTS, giảm tải cho cơ sở hạ tầng hiện tại, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.

Các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khép kín (RAS) đều tiêu thụ rất nhiều năng lượng.

Các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khép kín (RAS) đều tiêu thụ rất nhiều năng lượng.

Rock Energy có thế mạnh khi sở hữu rất nhiều tri thức, công nghệ và bằng sáng chế trong lĩnh vực địa nhiệt. Đại diện công ty tự tin sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng này theo cách bền vững để hỗ trợ ngành NTTS. “Chúng tôi sẽ tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất của mình vào một mẫu concept mới, toàn diện và độc đáo”, Lars Due – COO của Rock Energy – tuyên bố.

Công ty hiện đã bắt đầu nghiên cứu và chuẩn bị lắp đặt một số trạm cung cấp năng lượng (địa nhiệt) chuyên dụng (SPV) để phục vụ các cơ sở NTTS với cơ chế hợp tác đồng sở hữu. Một láng giềng Scandinavia của Na Uy là Iceland hiện cũng đang nỗ lực tìm cách khai thác nguồn lợi địa nhiệt hết sức dồi dào của nước này để phục vụ hoạt động nuôi cá hồi trên cạn.

Một cơ sở khai thác địa nhiệt tại Iceland.

Một cơ sở khai thác địa nhiệt tại Iceland.