Từ nhiều năm nay, không xa Tel Aviv, một cơ sở thực sự có thể thay thế Thung lũng Silicon trong nghiên cứu đổi mới sáng tạo với hàng trăm startup đang triển khai những công việc từ lâu không còn được quyết định ở Sindelfingen, Tokyo, Paris hay Detroit, đó là những việc liên quan đến tương lai của ngành công nghiệp ô tô.

“Tương lai của ô tô là kỹ thuật số” Jonathan Menuin thuộc Israel Innovation Institut giải thích, hiện tại nó chỉ chiếm khoảng 10%. Nhưng không lâu nữa sẽ là 30% hay có thể lên đến 50% và đến một lúc nào đó là 90%.

Ngành công nghiệp ô tô, trong lĩnh vực Hightech có ít nhất trên nửa thế kỷ chủ yếu nằm trong tay châu Âu, nay thực sự cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ sở nghiên cứu không chỉ xuất phát từ nước Mỹ hay Trung Quốc mà ngày càng nhiều từ Israel. Trong mười năm gần đây một số cơ sở này đã lớn mạnh và trở thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới có vai trò quyết định đối với tương lai ngành công nghiệp ô tô.

Đại hội lần thứ 6, Ecomotion diễn ra trong khu nhà số 11 khá chật chội ngay kề bến cảng Tel Aviv ầm ĩ như một cái chợ. Có thể nói đây là một hình thức để gặp gỡ và trao đổi khá đặc biệt theo kiểu Israel. Phần lớn các quầy giao dịch của các hãng chỉ rộng khoảng 1,50 mét. Có biển hiệu, một cái bảng và một màn hình - chỉ cần có thế là đủ để có thể tự giới thiệu về mình và thu hút sự chú ý của những người khác.

Có những người đến đây để tìm nhà tài trợ tiềm năng cho phát minh của mình, những người khác lại muốn dùng tiền của bản thân doanh nghiệp mình để chi cho tương lai của ngành công nghiệp ô tô và mua tri thức - công nghệ cao để có thể tiến kịp đà phát triển trong những năm tới. 2.500 người tham dự đại hội với nhiều hoạt động khác nhau và hình thức tổ chức mang dáng dấp như một cái chợ. Các bản thuyết trình thường diễn ra trong những căn phòng nhỏ và luôn chật cứng người tham dự.

Triển lãm của hội nghị Ecomotion tại Tel Aviv, Israel với 100 startup.
Nguồn: www.ecomotion.org.il

Tham gia đại hội bên cạnh các vị khách thường xuyên như Skoda, Volkswagen, Renault và Nissan còn có các hãng như Mercedes, Ford, BMW, Bosch và các doanh nghiệp cung ứng hàng đầu, tất cả đến đây đều có mục đích chắp nối quan hệ với nhau. Tại đây tập đoàn BMW thuộc bang Bayern (Bavaria), một tập đoàn công nghiệp ô tô tầm cỡ thế giới có dịp tiếp xúc với các tập đoàn nổi tiếng khác như Mobileye, Faurecia, Alstom, Lear hay Nvidia. Tuy nhiên tại đây cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng như các startup, mục đích của các doanh nghiệp này là tự giới thiệu mình. Israel là một quốc gia tương đối nhỏ (diện tích trên 20,000 km2 với 8,3 triệu dân) nhưng hiện nay có tới trên 6.000 startup - nhiều startup nhất so với bất kỳ quốc gia nào nếu tính theo đầu người. Tại Israel cứ mười người thì có một người kiếm sống từ một lĩnh vực nào đó liên quan đến ngành công nghiệp ô tô.

Nhà nước Israel rất quan tâm và đầu tư ngày càng nhiều cho công tác nghiên cứu nhằm đưa Silicon Wadi vươn tới trình độ của Silicon Valley của HK. Jarmila Placha, là người phụ trách Skoda DigiLabs, có trung tâm ở Prag và có chi nhánh ở Tel Aviv nói: “Giới quân sự ở Israel là nền tảng và có vai trò rất quan trọng với sự phát triển các startup với mật độ rất cao tại đây. Chúng tôi không phải là những người đầu tiên có mặt tại đây nhưng chúng tôi buộc phải đến đây. 400 doanh nghiệp lớn có các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Ở châu Âu và Hoa Kỳ những người phụ trách các startup thường ở tuổi từ 20 đến 30. Ở đây thường trên 40 - và phần lớn trong số họ đã ở trong quân ngũ và có nhiều kinh nghiệm nghề”.

Một trong những doanh nghiệp Israel nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp ô tô và liên quan đến giới quân sự là Mobileye, doanh nghiệp này hình thành tại Jerusalem và mới đây đã được bán cho tập đoàn IT khổng lồ Intel với giá trên 15 tỷ USD. Doanh nghiệp này tạo ra những con mắt cho các camera dùng cho ô tô tự lái và hệ thống trợ giúp. Phần mềm để phân tích và xử lý các bức ảnh - camera có thể dùng trong lĩnh vực quân sự - thí dụ trong việc điều khiển vật thể bay không người lái. Trong thương vụ trị giá tiền tỷ mà Intel đã bỏ ra để mua Mobileye đã có một tạp chí dùng tiêu đề: “Vom Militär zum Milliardär” (Từ quân nhân thành tỷ phú) để viết về sếp của Mobileye đồng thời là cựu sỹ quan, ông Amnon Shashua.

Đại hội Ecomotion diễn ra dưới tiêu đề “reshaping the transportation landscape” diễn ra chủ yếu xung quanh các chủ đề Shared Mobility, điện khí hoá và xe tự lái. Có người giới thiệu về các loại thiết bị bay tự động, người khác đề cập đến phần mềm về độ an toàn cao, ghế dành cho trẻ đối với các hãng - Carsharing, các hệ thống camera mới hay công nghệ ắc quy hiện đại nhất. Cách vài mét một Open-Source-Software mới được chào bán, cách đó không xa người ta giới thiệu về cảm biến - Lidar trong tương lai, trong khi đó một số đại biểu đi thử vài vòng với chiếc xe máy điện.

Ông Dieter Zetsche của tập đoàn Daimler nói, “đối với thế giới Israel đang là điểm nóng về đổi mới, sáng tạo, công nghệ kỹ thuật số, các dịch vụ mới trong đi lại và Car-IT”. Tình hình đối với Skoda cũng tương tự, tập đoàn này giờ đây cũng có mặt ở Tel Aviv. “Israel là một nguồn vô cùng quý giá về đổi mới kỹ thuật số. Được có mặt ở đấy, được tiếp cận trực tiếp với các dự án đổi mới sáng tạo, với các startup công nghệ cao và tiếp nhận các tài năng IT có ý nghĩa rất to lớn đối với tập đoàn Skoda của chúng tôi”, Bernhard Maier, CEO của Skoda nhấn mạnh, “chúng tôi tin chắc rằng, bằng cách này chúng tôi có thể tận dụng tối ưu hệ thống sinh thái đầy sáng tạo ở đây cũng như các yếu tố về năng lực phát triển kỹ thuật số”.

Bầu không khí ở đại hội Ecomotion thật nóng bỏng và tinh thần sáng tạo thì có thể nói thực sự ngang ngửa với Silicon Valley. Tuy nhiên thực sự không cần phải cố tìm cách để có các cuộc trao đổi sâu về chuyên môn ở tòa nhà 11. “Đây mới chỉ là cuộc gặp gỡ ban đầu để làm quen và tìm hiểu”, Ophir Zamir thuộc Nvidia nói. Để trao đổi chuyên sâu thì vài tuần nữa người có tiền và người cần tiền có thể gặp nhau tại tiệm cà phê ở trung tâm Tel Aviv hoặc bí quá thì ở văn phòng. Cũng có những người hẹn gặp nhau tại trung tâm của hãng ở đâu đó trên thế giới. Dù sao thì ở đây, tại Silicon Wadi người ta cũng đã có dịp trông thấy nhau, gặp nhau và trao đổi với nhau.

“Chúng ta có thể cho phép mình không đến đây”, Christoph Hohmann, một trong những chuyên gia kỹ thuật số của Volkswagen, tự hỏi. “Tìm hiểu cùng một lúc ở trên cùng một điểm 15 startup - đây là điều khó tưởng tượng nổi, người ta cảm nhận rất rõ năng lượng tuôn trào. Tại đây người ta không sợ sệt khi mắc sai lầm và trong hai ngày người ta làm được một khối lượng công việc bình thường phải năm ngày mới xong”.

Tại đây không ai cần phải lấy card visit và cũng chỉ có những người hoàn toàn xa lạ mới diện comple đến dự Ecomotion Kongress. Ở đây mọi sự diễn ra hết sức giản dị và thoải mái - dù ở văn phòng hay tại Convention. “Israel cũng như Trung Quốc so với châu Âu đã tiến hơn một bước trong xu thế mới này”, Andre Wehner phụ trách mảng kỹ thuật số của tập đoàn Skoda nhận xét. “Ở DigiLabs của chúng tôi tại Tel Aviv chúng tôi cũng hòa vào xu hướng giản dị, thoải mái này chứ không chạy theo trào lưu mô hình kinh doanh hiện nay (Businessmodelle). Số hóa ở chỗ chúng tôi còn là một sự thay đổi về văn hoá” Ông này nhận xét quả không sai.

Israel là một quốc gia tương đối nhỏ (diện tích trên 20,000 km2 với 8,3 triệu dân) nhưng hiện nay có tới trên 6.000 startup - nhiều startup nhất so với bất kỳ quốc gia nào nếu tính theo đầu người. Tại Israel, cứ mười người thì có một người kiếm sống từ một lĩnh vực nào đó liên quan đến ngành công nghiệp ô tô.