Đó là ý kiến của thiếu tá Phạm Quang Minh - Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội.

Thiếu tá Phạm Quang Minh - Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội.
Thiếu tá Phạm Quang Minh - Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội.

Được biết, hiện Hà Nội có khoảng 400 camera kết nối với 46 màn hình đặt tại Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội. Khi các tín hiệu báo về cho thấy có ùn tắc hay sự cố ở tuyến đường nào, trung tâm sẽ xác định hướng phân luồng để giải quyết nhanh nhất.

Dựa vào các camera giao thông, hệ thống trung tâm quản lý thiết bị ngoại vi (camera, biển báo điện tử…), công nghệ thông tin đem lại hiệu quả rất lớn trong việc quản lý giao thông đô thị. Hiện Hà Nội có khoảng 400 camera kết nối với 46 màn hình đặt tại Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội. Khi các tín hiệu báo về cho thấy có ùn tắc hay sự cố ở tuyến đường nào, trung tâm sẽ xác định hướng phân luồng để giải quyết nhanh nhất.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giao thông là xu thế chung của thế giới, nên việc nghiên cứu phát triển thêm hệ thống giao thông thông minh là nhu cầu rất bức thiết. Sắp tới, Công an TP. Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tiếp tục kiến nghị việc phát triển thêm các thiết bị ngoại vi và hệ thống ưu tiên xe bus, xe cứu thương, xe chữa cháy… để tối ưu hóa về mặt giao thông.

Hệ thống ưu tiên này đang được triển khai thử nghiệm tại tuyến xe bus Kim Mã - Yên Nghĩa. Trên tuyến đường này, khi xe bus đi qua những điểm giao cắt có tín hiệu đèn đỏ, tín hiệu đèn sẽ mở ưu tiên cho xe bus đi qua nhằm giảm tối đa thời gian xe bus di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối, tránh ùn tắc giao thông.