Công nghệ DLP khá giống với SLA, được Larry Hornbeck tạo ra năm 1987, sử dụng nhiều gương siêu nhỏ kỹ thuật số đặt trên con chip bán dẫn, đang được áp dụng trong cả các máy chiếu phim, điện thoại di động.

In 3D bằng công nghệ DLP. Ảnh: 3D Printing Industry
In 3D bằng công nghệ DLP. Ảnh: 3D Printing Industry

Điểm khác nhau duy nhất giữa 2 công nghệ SLA và DLP là nguồn sáng. DLP sử dụng nguồn sáng phổ thông như đèn hồ quang. Ánh sáng có thể chiếu cùng lúc lên toàn bộ bề mặt vật liệu trong một bước in nên tốc độ in cao hơn SLA trong khi sử dụng ít nguyên liệu hơn, giúp giảm giá thành sản phẩm.

Do chủ yếu sử dụng vật liệu nhựa quang hóa nên các lớp sản phẩm làm ra cũng dễ giòn nếu bị phơi sáng quá mức và trong mỗi thời điểm gia công chỉ có một vật liệu được sử dụng.