Một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa tuyên bố thử nghiệm thành công cánh tay bionic (điều khiển bằng vi mạch và kỹ thuật sinh học) tiên tiến nhất thế giới.

Nhờ được tích hợp với các dây thần kinh trên cơ thể, bệnh nhân có thể điều khiển chi giả này bằng ý nghĩ giống như đối với tay chân bình thường. Hơn nữa, nó còn mang lại và nuôi dưỡng cảm giác như đang tương tác với não bộ thật.

Đây là thành quả nghiên cứu đột phá của các nhà khoa học tới từ Đại học Công nghệ Chalmers, Bệnh viện ĐH Sahlgrenska, ĐH Gothenburg, Integrum AB (Thụy Điển), ĐH Y khoa Vienna (Áo) và MIT (Mỹ).

Nhà khoa học, trưởng nhóm nghiên cứu.

Nhà khoa họcMax Ortiz Catalan, trưởng nhóm nghiên cứu.

Khác với loại chi hoặc bộ phận giả truyền thống có khớp nối (socket protheses), về cơ bản chỉ để lấp vào những chỗ khiếm khuyết trên cơ thể, cánh tay bionic mới này là cả một hệ thống cơ bắp – thần kinh – xương (neuromusculoskeletal) tích hợp. Điều này cho phép nó giao tiếp trực tiếp với hệ thống dây thần kinh và cơ bắp ở phần còn lại trên cánh tay, nhờ đó người dùng có thể điều khiển nó bằng tâm trí một cách rất thực. Theo các nhà nghiên cứu, cảm giác này sống động đến mức người tham gia thử nghiệm còn không cần phải được đào tạo để sử dụng như đối với nhiều loại thiết bị trợ giúp khác.

Biểu đồ minh họa cơ chế tương tác giữa cánh tay giả với các dây thần kinh và cơ bắp của cơ thể.

Biểu đồ minh họa cho thấy cơ chế giao tiếp và tương tác giữa cánh tay giả với các dây thần kinh cùng cơ bắp của cơ thể.

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để gắn cánh tay bionic lên cơ thể bệnh nhân. Sau khi nó được giữ ổn định nhờ neo vào xương, chuyên gia điện tử – vi mạch sẽ cấy những điện cực lên cơ bắp và dây thần kinh của người sử dụng, giúp họ cảm nhận được sự phản hồi (cảm giác) khi xòe, nắm bàn tay. Còn trên phần tay giả, chuyên gia sẽ tích hợp thêm các cảm biến vào ngón cái để đo sự tiếp xúc và lực tác động. Mỗi khi người dùng chạm vào thứ gì đó, thông tin sẽ được gửi tới não bộ, cho phép họ nhận thức về đặc điểm, tính chất và xác định cả độ mạnh yếu của sự tiếp xúc.

Nhóm nghiên cứu cho biết, ba bệnh nhân người Thụy Điển hiện đã sống cùng thiết bị này được 3 – 7 năm; nó tỏ ra là cực kỳ hữu ích, an toàn và ổn định. “Cánh tay đã làm thay đổi cuộc sống của tôi rất nhiều,”một trong ba bệnh nhân nói. “Khác với loại chi giả mà tôi từng mang trước đây, cánh tay mới thật sự đã trở thành một phần của cơ thể. Tôi có thể thao tác với nó cả ngày, rất tự nhiên và không cần phải bận tâm quá nhiều,” ông hào hứng.

Một bệnh nhân đã sống cùng cánh tay giả được vài năm.

Một bệnh nhân người Thụy Điển đã sống cùng cánh tay giả được vài năm.

Từ thành công này, các tác giả kỳ vọng sẽ sớm mở rộng giải pháp cho nhiều khu vực và bộ phận khác nhau trên cơ thể. “Hiện tại, một số bệnh nhân ở Thụy Điển đang tham gia giai đoạn kiểm chứng lâm sàng để xác định tính khả thi của công nghệ phục hình mới này trong hoạt động tháo khớp (hoặc cắt cụt) chi. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đạt tiến bộ đáng kể đối với giải pháp tương tự cho chân giả, dự kiến sẽ cấy ghép cho những bệnh nhân đầu tiên vào cuối năm nay. Theo kế hoạch, chúng tôi mong muốn sẽ phổ biến hệ thống này ra bên ngoài Thụy Điển trong một vài năm tới,” Max Ortiz Catalan – nhà nghiên cứu dẫn đầu dự án – cho biết.

.

Max Ortiz Catalan đang thao tác với các vi mạch, điện cực và cảm biến trên cánh tay giả của bệnh nhân.
Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y học danh tiếng New England Journal of Medicine. Xem video dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:



Nguồn: