Sáng 26/3, Hội nghị tổng kết Chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng diễn ra tại Học viện Quân y. Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá, đây là chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước thành công nhất.

Tham dự Hội nghị tổng kết Chương trình KC.10/11-15 có Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, GS.TS Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường; PGS.TS Nguyễn Quốc Trung vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội Ban tuyên giáo Trung ương, đại diện Bộ Quốc phòng cùng đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học.

Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình KC.10 . Ảnh: Lê Loan

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đánh giá cao những kết quả các nhà khoa học và Ban chủ nhiệm chương trình KC.10 đã đạt được: "Đây là chương trình thành công nhất trong các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước. Thành công này là niềm tự hào của khoa học Việt Nam".

"Chúng tôi tự hào vì Bộ KH&CN đã có chương trình KC.10 và một số chương trình KC khác thành công. Mong rằng giai đoạn 2016-2020 sẽ có những thành tựu mới quan trọng mang tầm quốc tế để ngành y tế, hóa dược của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thực tế" - Bộ trưởng Nguyễn Quân nói thêm.

Hội nghị cũng được nghe Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường, đại diện Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y... chia sẻ về thành công, ghi nhận sự nỗ lực của các nhà khoa học thuộc chương trình.

Nhân dịp này, đại diện các đề tài đã trình bày sơ bộ kết quả nghiên cứu được thực hiện trong 5 năm qua cũng như bày tỏ sự biết ơn đối với sự quan tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế... Các nhà khoa học mong muốn chương trình sẽ tiếp tục được đầu tư đúng mức để khoa học y dược của Việt Nam ngày càng tiếp cận được các công nghệ, kỹ thuật phức tạp, tiên tiến hơn nữa góp phần tích cực vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

GS.TS Lê Bách Quang - Ban chủ nhiệm chương trình KC.10 cho biết: "Các kết quả của chương trình đã nói lên tất cả sự ý nghĩa của đầu tư cho khoa học. Những kết quả thành công với những sản phẩm hữu ích, được áp dụng rộng rãi, có sức lan tỏa rất lớn, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, làm thay đổi nhận thức của xã hội về khoa học công nghệ, về y học".

Sau hơn 2 giờ đồng hồ, hội nghị tổng kết chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước lĩnh vực y dược mã số KC.10/11-15 đã kết thúc tốt đẹp.

CHI TIẾT DIỄN BIẾN HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH KC.10:
  • Chương trình KC.10 đã “cán đích” sau 5 năm vào cuộc quyết liệt của cả cơ quan quản lý lẫn các nhà khoa học, bác sỹ, với hàng loạt kết quả nổi bật đã được xã hội, cộng đồng khoa học thế giới biết đến.
  • GS-TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm chương trình - cho biết, KC.10 giai đoạn 2011-2015 có tổng số 55 nhiệm vụ nghiên cứu, tập trung vào hai lĩnh vực y và dược. Về y học, thành tựu của chương trình là đã làm chủ một số kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị như phẫu thuật ghép tạng, phẫu thuật nội soi, can thiệp mạch…
  • Kết quả nối bật của phẫu thuật ghép tạng trong Chương trình KC 10. Ảnh: Lê Loan.
    Kết quả nối bật của phẫu thuật ghép tạng trong Chương trình KC 10. Ảnh: Lê Loan.
  • Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc tại Hội nghị tổng kết Chương trình KC.10 về lĩnh vực y dược. Ảnh: Lê Loan
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc tại Hội nghị tổng kết Chương trình KC.10 về lĩnh vực y dược. Ảnh: Lê Loan

    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc ghi nhận những thành tựu mà chương trình KC.10 đã đạt được đồng thời khẳng định: “Một số lĩnh vực y - dược của Việt Nam đã đạt trình độ thế giới. Đây là điều không dễ làm được. Dân số hơn 90 triệu của Việt Nam đang ngày một già đi, cuộc sống còn khá nghèo khó, thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, thời tiết có nhiều bất lợi… sinh ra bệnh tật nhiều. Vì thế, nhu cầu khám bệnh và đòi hỏi về phát triển y - dược học ngày càng lớn. Theo đó trong giai đoạn 2016-2020, chương trình KC.10 sẽ tiếp tục được đầu tư nhưng sẽ cơ cấu lại. Bộ KH&CN đang phối hợp với các chuyên gia đầu ngành và Bộ Y tế xác định khung nghiên cứu 2016-2020. Kinh phí cũng như quy mô của các nhiệm vụ dự kiến sẽ lớn hơn, vì thực tế sự phát triển của y - dược và nhu cầu ngày càng lớn".
  • Bộ trưởng Nguyễn Quân chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Lê Loan.
    Bộ trưởng Nguyễn Quân chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Lê Loan.
  • 8h30 phút sáng ngày 26/3, các đại biểu, nhà khoa học đã tề tựu đông đủ về Hội trường A Học viện Quân y dự Lễ tổng kết chương trình KC.10/11-15.
  • Quang cảnh Lễ tổng kết chương trình KC.10/11-15. Ảnh: Lê Loan
  • Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, GS.TS Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm UB Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường; PGS.TS Nguyễn Quốc Trung vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội Ban tuyên giáo Trung ương, đại diện Bộ Quốc phòng cùng đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học đã có mặt đông đủ.
  • Audio GS- TS Phạm Gia Khánh phát biểu khai mạc Hội nghị tổng kết Chương trình KC.10 về lĩnh vực y dược và GS-TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y phát biểu chào mừng hội nghị:


  • Ngay sau phần giới thiệu đại biểu, GS.TS Phạm Gia Khánh đã phát biểu bày tỏ sự cảm kích về sự quan tâm của cơ quan quản lý, các nhà lãnh đạo cả về tài chính và tinh thần đầu tư cho Chương trình KC.10 để chương trình có được những thành công như ngày hôm nay.
  • GS -TS Phạm Gia khánh - Chủ nhiệm chương trình KC.10 - phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lê Loan
    GS -TS Phạm Gia khánh - Chủ nhiệm chương trình KC.10 - phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lê Loan
  • Phát biểu khai mạc tại hội nghị, GS.TS Phạm Gia Khánh cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội.
  • Thực hiện chương trình KC 10  chính là thực hiện quan điểm này của Đảng. Nhận thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm quan trọng của chương trình, trong 5 năm qua Ban chủ nhiệm chương trình KC 10, đặc biệt là các chủ nhiệm đề tài, dự án đã làm việc miệt mài, vượt qua rất nhiều khó khăn và thách thức về khoa học và công nghệ, về cường độ lao động, đặc biệt là về sức ép tâm lý. Song do nhận thức sâu sắc nhiệm vụ trị bệnh cứu người với sự trợ giúp của các cơ quan chức năng đã giúp các nhóm nghiên cứu vượt qua tất cả những khó khăn thử thách và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
  • THiếu tướng, GS-TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Loan
    THiếu tướng, GS-TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Loan
  • Ngay sau phần phát biểu của GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm chương trình KC.10 và phần chào mừng của GS.TS Đỗ Quyết, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã dành thời gian phát biểu, ghi nhận về thành quả của chương trình.
  • Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu, ghi nhận về thành quả của chương trình KC.10 . Ảnh: Lê Loan
    Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu, ghi nhận về thành quả của chương trình KC.10 . Ảnh: Lê Loan
  • Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao những kết quả các nhà khoa học và Ban chủ nhiệm chương trình KC.10 đã đạt được. Theo Bộ trưởng, cho rằng đây là chương trình thành công nhất trong các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước. Thành công này là niềm tự hào của khoa học Việt Nam. Cụ thể, việc sản xuất thành công vắcxin Rota đã giúp Việt Nam trở thành đất nước có ngành vắcxin không thua kém các nước khác trong khu vực, thậm chí cả thế giới. Chúng ta có thể tự chủ vắcxin tiêm chủng mở rộng, sản xuất được hầu hết các loại vắcxin. Là một trong 4 nước trên thế giới sản xuất thành công vắcxin này.
  • Trong giây phút xúc động, Bộ trưởng tưởng nhớ về cố GS. TS Lê Thị Luân - người đã góp phần rất lớn cho kết quả này mà không thể tham dự hội nghị. Kỹ thuật nội soi cũng có quyền tự hào vì rất nhiều nước trong khu vực đã đến Việt Nam để học tập. Kỹ thuật ghép tạng những năm vừa qua cũng đã rất thành công. Nhiều lĩnh vực khác của y dược cũng đã được thực hiện thành công từ chương trình này.
  • Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, Việt Nam là một quốc gia 90 triệu dân ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng ta đã chăm sóc rất tốt cho sức khỏe của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Điều này thể hiện sự nỗ lực, sáng tạo của các nhà khoa học y dược.
  • Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao những kết quả các nhà khoa học và Ban chủ nhiệm chương trình KC.10 đã đạt được. Ảnh: Lê Loan.
  • Bộ trưởng cũng bày tỏ sự biết ơn đối với các nhà khoa học lĩnh vực y dược, đối với Ban chủ nhiệm chương trình KC.10 trong nhiều năm qua đã dành toàn bộ tâm huyết của mình, nỗ lực để có được những kết quả này. "Chúng tôi tự hào vì Bộ KH&CN đã có chương trình KC.10 và một số chương trình KC khác thành công. Mong rằng giai đoạn 2016-2020 sẽ có những thành tựu mới quan trọng mang tầm quốc tế để ngành y tế, hóa dược của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thực tế" - Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
  • Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh: "Chúng ta đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cạnh tranh rất quyết liệt với việc Việt Nam đã ký hiệp định TPP. Nếu như trước đây chưa mở cửa hoàn toàn, các sản phẩm chỉ cạnh tranh hẹp trong phạm vi nội địa. Bây giờ không còn hàng rào thuế, quan, không còn hàng rào kỹ thuật nên sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Đặt biệt trong TPP vấn đề sở hữu trí tuệ, nông hóa dược là vấn đề gai góc nhất, là chốt trạm cuối cùng, trong đó vấn đề thuốc nông hóa học đặt ra vấn đề rất lớn, thách thức với Việt Nam. Vì vậy mong các nhà khoa học trong lĩnh vực y dược sát cánh với các nhà quản lý bước qua giai đoạn này để tiếp tục có thêm nhiều thành công".
  • Audio Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân ghi nhận, đánh giá cao về thành quả của chương trình KC.10:

  • Sau bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cũng dành nhiều lời tâm huyết cho các nhà khoa học chương trình KC.10. Theo Thứ trưởng Lê Quang Cường, thế giới đang bước vào thời đại khoa học công nghệ với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó sức khỏe là lĩnh vực quan trọng nhất. Nghiên cứu Y - Dược là một ngành khoa học đặc biệt, với nhiệm vụ cao cả là chăm sóc sức khoẻ cho con người - mục tiêu và động lực của quá trình phát triển; Quá trình phát triển do chính con người thực hiện và nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống con người. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các thành tựu mới về KH&CN trong lĩnh vực Y tế đóng vai trò quyết định trong việc phát triển ngành.
  • Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đánh giá cao về những thành quả mà Chương trình KC.10 đã đạt được. Ảnh: Lê Loan.
    Thứ trưởng Lê Quang Cường cho hay Bộ Y tế cam kết sẽ luôn đồng hành với Chương trình KC.10 để phát triển các mũi nhọn y dược trong những năm tới. Ảnh: Lê Loan.

    Ông Cường cho biết, Bộ y tế luôn đánh giá Chương trình trọng điểm cấp nhà nước KC.10 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KHCN ngành y tế. Trong những năm gần đây, những thành tựu lớn về KH&CN ngành y tế luôn gắn liền với kết quả của các nhiệm vụ KH&CN chương trình KC.10 như: ghép tạng, nội soi, can thiệp mạch, y học hạt nhân…. Đặc biệt nhiều đề tài/dự án của chương trình đã nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới vào thực tiễn Việt Nam và đã được mang lại hiệu quả xã hội cao. Nhờ vậy chúng ta đã đạt được thành tựu ngang hàng với các nước tiên tiến, như công nghệ sản xuất vắc xin, công nghệ sản xuất một số sinh phẩm chẩn đoán các bệnh nhiễm truyền nhiễm, bào chế thuốc tác dụng đích, thuốc phóng thích hoạt chất chậm… Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đầu ngành trên nhiều lĩnh vực y học, đây là tiền đề quan trọng phát triển các mũi nhọn mới trong các lĩnh vực được đánh giá là cuộc cánh mạng trong y học hiện nay.
  • "Chúng tôi đánh giá rất cao kết quả mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, ứng dụng. Kết quả của các báo cáo trong hội nghị này là minh chứng cho thành công của Chương trình KC.10 và mở ra các hướng mới trong việc phát triển sinh phẩm y tế bằng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; Đồng thời cho thấy hiệu quả đầu tư KHCN trong phát triển y học hiện nay. Bộ Y tế cam kết sẽ luôn đồng hành với Chương trình KC.10 để phát triển các mũi nhọn y dược những năm tới" - ông Cường nói.
  • Audio bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường:

    Play
  • 10h15, hội nghị chuyển sang phần hai, các chủ nhiệm đề tài báo cáo về các kết quả nghiên cứu của mình. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc điều hành nội dung này.
  • GS.TS Nguyễn Tiến Quyết - Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp mạch và phần nội soi trong điều trị chấn thương gan và thận đã thay mặt các nhà khoa học trình bày kết quả.
  • Theo ông Quyết, chỉ cần y học Việt Nam ứng dụng được hơn 70% kỹ thuật của thế giới thì người dân Việt Nam đỡ khổ hơn rất nhiều. Trách nhiệm này thuộc về các nhà khoa học, bác sĩ và để làm được điều này cần rất nhiều cố gắng, nỗ lực.

    Audio GS.TS Quyết phát biểu:

  • Giáo sư Nguyễn Tiến Quyết. Ảnh: Lê Loan.
    GS.TS Nguyễn Tiến Quyết. Ảnh: Lê Loan.
  • Ngay sau phần trình bày của GS Nguyễn Tiến Quyết, TS Lê Thanh Sơn - Học viện Quân y thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu triển khai ghép đồng thời tụy thận từ người cho chết não.
  • TS Lê Thanh Sơn. Ảnh: Lê Loan
    TS Lê Thanh Sơn. Ảnh: Lê Loan
  • Audio TS Lê Thanh Sơn phát biểu:
  • GS Lê Bách Quang. Ảnh: Lê Loan.
    GS Lê Bách Quang. Ảnh: Lê Loan.

    11h40 - GS.TS Lê Bách Quang - Ban chủ nhiệm chương trình KC.10 phát biểu bế mạc hội nghị.

  • Theo GS Quang, từ các kết quả của chương trình đã nói lên tất cả sự ý nghĩa của đầu tư cho khoa học. Những kết quả thành công với những sản phẩm hữu ích, được áp dụng rộng rãi, có sức lan tỏa rất lớn, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, làm thay đổi nhận thức của xã hội về khoa học công nghệ, về y học.