Tim Wu - một giáo sư luật người Columbia chuyên viết về công nghệ và chính sách vừa có một tuần gây tranh luận dữ dội khi đưa ra những minh chứng về sự suy yếu nghiêm trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp Mỹ. Báo Khoa học và Phát triển tổng hợp những ý kiến quan trọng của ông.
“Khủng hoảng thiếu” của khởi nghiệp
Trong hơn cả thế kỷ nay, nền kinh tế khởi nghiệp cũng như sự ra đời của hàng loạt những ngành công nghiệp mới luôn là cơ cấu chủ yếu của nền kinh tế Hoa Kỳ. Khi xác định được rõ phương hướng phát triển, Chính phủ Mỹ đã khôn khéo thu hút hàng loạt những phát kiến mới thông qua quỹ đầu tư khổng lồ. Hàng loạt công ty được ra đời với cấp số nhân lợi nhuận mang về đã biến Mỹ thành đầu mối tập trung của những tập đoàn lớn, hơn thế nữa còn giúp xứ cờ hoa có một sức mạnh về kinh tế hiếm quốc gia nào bì kịp.
Dầu rằng có những lợi ích như vậy nhưng nền kinh tế của Mỹ vẫn không tránh khỏi nanh vuốt của khủng hoảng thừa. Bằng chứng rõ ràng nhất để chứng minh điều đó là sự sụt giảm về số lượng của những công ty khởi nghiệp Mỹ. Nó càng thể hiện rõ hơn qua số liệu của nghiên cứu Brooking gần đây. Thêm vào đó, số lượng công ty phá sản, lạ lùng thay, lại bằng với số lượng khởi nghiệp. Bộ Lao động Hoa Kỳ còn cho thấy sự sụt giảm số lượng nhân công lao động rõ rệt ở các công ty startup, trong khi Trung tâm khởi nghiệp doanh nghiệp Mỹ cũng đưa ra những nhận xét về sự liên quan giữa sự sụt giảm nguồn vốn mạo hiểm của mỹ liên quan ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Chúng ta có thể tạm gọi khoảng thời gian này là “khoảng đóng băng của nền kinh tế khởi nghiệp” với một ảnh hưởng không trông đợi lắm đối với rất nhiều nền kinh tế, trầm trọng nhất là nền kinh tế kỹ thuật số.
Có nhiều cuộc tranh luận cho rằng có thể điều này cũng sẽ là một thứ gì đó tốt đẹp. Bởi lẽ nó sẽ đánh thức được giấc mộng đối với những nhà khởi nghiệp rằng nước Mỹ không phải là một “ông bố già” hào sảng có thể biến tất cả giấc mơ khởi nghiệp thành sự thật, hay có thể sẽ khiến họ thức tỉnh cũng như cẩn trọng hơn trong các bước đi của mình.
Tuy nhiên một số khác lại không đồng tình. Họ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ, bởi lẽ Mỹ sẽ dễ dàng đánh mất một lợi thế khổng lồ đã được gầy dựng từ rất lâu rằng: Mỹ là một địa điểm tốt nhất để cho những nền công nghiệp mới hình thành.
Vậy nên cần có hàng loạt giải pháp cần được đưa ra để thúc đẩy lại nền kinh tế khởi nghiệp. Và lần này thì không đơn giản chỉ là một vài dự luật hay chính sách nhỏ lẻ nữa. Nó đòi hỏi một sự phát triển đủ toàn diện và mạnh mẽ để có thể thay thế cho toàn bộ chính sách khởi nghiệp đã được cho là hoàn hảo qua cả thế kỷ nay của Mỹ. Muốn làm được điều đó thì chính sách mới phải đẩy đủ ba nhân tố sau:
• Dự luật cạnh tranh và những cải biên (có thể hiểu là “chất xúc tác cạnh tranh)”.
• Những đảm bảo về giảm độc quyền kinh doanh..
• Quỹ đầu tư cho những dự án nghiên cứu có tầm nhìn tương lai, về nguồn vốn cơ bản lẫn vốn tiếp nối cho những vòng phát triển.
Tất cả những chính sách này hầu hết đều có những điểm tương đồng và nó có thể dần dần mất đi những rào cản kinh tế, gia tăng sự hội nhập. Các công ty, tập đoàn sẽ có thêm nhiều nguồn lực để đào thải những cấu trúc lỗi thời, phát triển những điểm tiến bộ. Từ đó tạo động lực để thúc đẩy những chương trình khởi nghiệp. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa những chính sách, luật đổi mới sẽ góp phần biến Hoa Kỳ trở thành quốc gia dẫn đầu về khoa học công nghệ trên thế giới.
Con đường tái thiết nào?
Chúng ta hãy đến với một trong những ví dụ kinh điển về giao thương khoa học công nghệ của nước Mỹ những năm gần đây. Đó chính là sự kiện vào năm 2012, Facebook mua lại Instagram. Vào chính khoảng thời gian này, Facebook vừa tròn 8 tuổi với một nền tảng web lỗi thời, đáng ra phải được thay bằng một thứ gì đó mới hơn, tốt hơn để bắt nhịp kịp với xu hướng trẻ. Có thể là Instagram chăng? Nhưng không, Facebook đã có một quyết định táo bạo, mua lại Instagram với giá gấp đôi giá thương lượng, để củng cố một khối liên doanh vượt qua cả Đạo luật về thương mại liên bang. Mặc dù có nhiều lời chỉ trích rằng với hành động như vậy, khối liên doanh mới được sinh ra kể trên sẽ loại bỏ một cách không khoan nhượng những đối thủ cạnh tranh vừa mới ra đời trên thị trường.
Tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng sức mạnh của việc sáp nhập những tập đoàn lớn sẽ góp phần không nhỏ trong việc loại bỏ những mối đe dọa cạnh tranh và lại càng có lợi hơn cho chính phủ khi không phải gánh vác một hậu quả nào từ việc giải quyết những khủng hoảng từ những tập đoàn trên bờ vực phá sản. Nhưng đó là chuyện của hơn 10 năm về trước, bây giờ cách làm trên đã quá lỗi thời bởi lẽ những tập đoàn lớn đã có vị thế nhất định, đối thủ cạnh tranh hiện tại thì chỉ là những công ty khởi nghiệp hoặc tập đoàn nhỏ lẻ với mức cạnh tranh không xứng tầm. Vậy nên muốn thúc đẩy thực sự quá trình khởi nghiệp thì việc ban bố những đạo luật hoặc chính sách vẫn là một vấn đề nên được coi trọng.
Chúng ta tiếp tục quay lại để phân tích kỹ hơn về ba nhân tố cần thiết để thúc đẩy startup. Đầu tiên là “chất xúc tác cạnh tranh” (competition catalysts). Điều này được ban bố nhằm giới hạn nguồn lực từ những tập đoàn độc quyền dựa trên sự phân chia thị trường bình đẳng. Thứ hai là “những đảm bảo về độc quyền kinh doanh” nhằm tạo cơ hội cho những tập đoàn, công ty khởi nghiệp mới, nhỏ lẻ. Cuối cùng là “Quỹ đầu tư cho những dự án nghiên cứu có tầm nhìn tương lai” nhằm nuôi dưỡng những dự án mang tính chất chiến lược trong tương lai, mở rộng thị trường, giảm sự cạnh tranh từ những tập đoàn có hệ sản phẩm đầu ra tương tự nhau.
Kết lại, chúng ta cũng nên nhớ rằng nền kinh tế khởi nghiệp của nước Mỹ không chỉ đơn giản dựa vào những chính sách của nhà nước. Nó là một hệ sinh thái bao gồm tất cả các yếu tố từ dự án triển khai, các nhà đầu tư, quản lý, thị trường, tập đoàn, công ty lớn nhỏ. Và nếu Hoa Kỳ muốn vực dậy lại nền kinh tế khởi nghiệp mà vốn dĩ đã quá thành công trong quá khứ thì đòi hỏi phải có một sự phát triển đồng đều từ tất cả những yếu tố kể trên.