Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc được xây dựng với mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nơi đây sẽ bao gồm một chuỗi các hoạt động: từ đào tạo, ươm tạo đến nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và cuối cùng là sản xuất, cùng đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ.
Trong những năm qua, Khu CNC Hòa Lạc đã gặp phải không ít khó khăn trong việc xác định mô hình phát triển, công tác giải phóng mặt bằng, chính sách ưu đãi đầu tư không rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ và những yếu tố khách quan liên quan đến tình hình suy thoái kinh tế trong nước và thế giới. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ và sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, những khó khăn của Khu CNC Hòa Lạc về cơ bản đã được giải quyết.
Quy
hoạch phát triển Khu CNC Hòa Lạc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở
định hướng cho Ban Quản lý trong việc xây dựng và phát triển Khu. Mặt bằng được
giải phóng đáp ứng được yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Ngày
26/6/2015, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc
đã chính thức khởi công xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc
sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản (khoảng hơn 300 triệu đô la Mỹ)
để hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại và dự kiến hoàn thành vào cuối
năm 2018, giúp cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ và
hiện đại. Các chính sách ưu đãi đầu tư
đặc thù cho Khu CNC Hòa Lạc cũng đang được xây dựng, hoàn thiện và dự kiến
trình Chính phủ ban hành vào cuối năm nay.
Nhịp
sống mới tại Khu CNC Hòa Lạc
Với một quy hoạch tốt, cơ sở
hạ tầng hiện đại, đồng bộ và hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện, giai đoạn chuẩn
bị cho việc xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc về cơ bản đã hoàn thành. Một
số đối tác, đơn vị và nhà đầu tư đã đi vào hoạt động, đem lại sức sống mới cho Khu
CNC Hòa Lạc.
Các dự án chiến lược của tập
đoàn Viễn thông Quân đội (Tập đoàn Viettel):
Tập đoàn Viettel là đối tác
chiến lược của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc. Một số Dự án của Tập đoàn đã và
đang được triển khai tại đây. Tòa nhà công nghệ cao Viettel đã chính thức đi
vào hoạt động với hàng nghìn người làm việc. Trung tâm lưu trữ dữ liệu của Tập
đoàn Viettel liên doanh với Công ty Chunghwa Telecom (Đài Loan) đã hoạt động và
cung cấp dịch vụ lưu trữ cho khách hàng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Viettel đã và đang xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất, tổ hợp công nghiệp quốc phòng đáp ứng các tiêu chí về công nghệ cao trên tổng diện tích khoảng 100ha tại Khu CNC Hòa Lạc.
Trí tuệ của Làng phần mềm và
Trường Đại học FPT:
Giai
đoạn I của Dự án Làng phần mềm được khai trương ngày 13/11/2013, cung cấp văn
phòng làm việc cho khoảng gần 2000 lập trình viên với đầy đủ các công trình phụ
trợ như nhà ăn, bể bơi; khu thể thao ngoài trời; công viên cây xanh,… Dự kiến đến
năm 2016 khi hoàn thành toàn bộ Dự án, Làng phần mềm FPT sẽ có khoảng 5.000 người
làm việc.
Trường
Đại học FPT tại Khu CNC Hòa Lạc có tổng diện tích 30 ha. Trường đã hoàn thiện Giai
đoạn 1 trên diện tích 9,1ha với 4 khối công trình chính phục vụ cho khoảng hơn
2000 sinh viên. Đại học FPT có đầy đủ các công trình công cộng như khu dịch vụ
tiện nghi, khu thể thao, sân bóng đá cỏ nhân tạo… giúp sinh viên thư giãn, rèn
luyện thể chất cũng như giao lưu và kết bạn.
Phát
triển tiềm lực khoa học công nghệ với các dự án lớn
Một diện mạo mới đang hình
thành rõ nét và Khu CNC Hòa Lạc chuẩn bị bước sang giai đoạn cất cánh với mục
tiêu phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước với rất nhiều các dự án lớn sẽ được
triển khai. Nổi bật trong số đó không thể không nhắc tới Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST), Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Trường Đại học Khoa
học và Công nghệ Hà Nội.
Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST):
Dựa
trên mô hình thành công của KIST, một viện khoa học ứng dụng hàng đầu của Hàn
Quốc, Dự án
V-KIST sẽ được
triển khai xây dựng trên tổng diện tích khoảng hơn 20 ha. Dự án có tổng mức đầu
tư dự kiến khoảng 70 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của
Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau khi hoàn thành, V-KIST
sẽ là một viện nghiên cứu ứng dụng đa ngành, hoạt động theo cơ chế đặt hàng, thực
hiện nhiệm vụ phát triển công nghệ nguồn, nghiên cứu nâng cấp các công nghệ phục
vụ các ngành công nghiệp chiến lược, then chốt, phát triển các sản phẩm quốc
gia, sản phẩm chủ lực; phát triển công nghệ tích hợp để thay thế công nghệ nhập
khẩu.
Trung
tâm Vũ trụ Việt Nam
: Dự án có nguồn đầu tư 54 tỷ Yên từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Ngày
19/9/2012, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chính thức được khởi công xây dựng trên
diện tích hơn 7 ha. Đây sẽ là nơi thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ ứng
dụng dữ liệu ảnh vệ tinh, công nghệ chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và điều khiển
vệ tinh, chế tạo 2 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar.Theo kế hoạch, năm 2017, vệ tinh quan sát trái
đất với cảm biến radar có tên là LOTUSat-1 sẽ được chế tạo, thử nghiệm và phóng
tại Nhật Bản; vệ tinh LOTUSat-2 được lắp ráp chủ yếu bởi các cán bộ Trung tâm
Vũ trụ Việt Nam với sự hỗ trợ của các đối tác Nhật Bản sẽ được phóng vào năm
2020.
Trường
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội:
Đây là trường đại học công lập quốc tế theo mô
hình tiên tiến được thành lập theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Pháp. Trường
tổ chức đào tạo theo 6 chuyên ngành: công nghệ sinh học - dược học, vật liệu tiên tiến và nano, nước - môi trường
- hải dương học; công nghệ thông tin - truyền thông; năng lượng; và khoa học vũ
trụ và ứng dụng.
Trường có diện tích 65 ha, sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và
Chính phủ Pháp (khoảng 200 triệu đô la Mỹ). Trường sẽ được xây dựng và dự kiến
đi vào hoạt động tại Khu CNC Hòa Lạc từ năm 2018.
Trường Đại học Việt – Nhật:
Với quy mô đào
tạo khoảng 6000 sinh viên, Trường Đại học Việt-Nhật được xây dựng theo mô hình
đại học xuất sắc dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ cao, liên thông
liên kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Nhật Bản.
Dự án sẽ được triển khai một
phần tại Đại học Quốc gia Hà Nội (hoạt động đào tạo) và một phần tại Khu CNC
Hòa Lạc (các trung tâm nghiên cứu). Ngày 20/12/2014, Trường Đại học Việt-Nhật
đã chính thức được khởi công xây dựng.