Chưa kịp xong giấy tờ, Chính phủ Singapore đã vội tổ chức họp báo, chính thức giới thiệu “Trong tháng sau chúng tôi sẽ hình thành quỹ hỗ trợ mới để giúp các doanh nghiệp trả tiền cho một IPO và thuê các nhà phân tích nghiên cứu vốn cổ phần”.
Giữ vị trí “trung tâm tài chính khởi nghiệp”
Chương trình này, được gọi là Grant for Equity Market Singapore (GEMS – tạm dịch: Khoản tài trợ cho thị trường vốn chủ sở hữu Singapore), sẽ giúp thanh toán một phần chi phí Chào bán công khai ban đầu (IPO) cho các doanh nghiệp muốn được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore.
The Monetary Authority of Singapore – MAS - tổ chức tương tự ngân hàng nhà nước Singapore thông tin rằng, quỹ tài trợ này sẽ bắt đầu với 75 triệu đô la Singapore, không chỉ hỗ trợ chi phí “lên sàn” mà còn được sử dụng để trả một phần tiền lương cho bất kỳ nhà phân tích nghiên cứu vốn cổ phần nào được thuê bởi các công ty vừa và nhỏ tại địa phương, và tài trợ cho các sáng kiến nghiên cứu vốn chủ sở hữu khác.
MAS hy vọng tài trợ cho nghiên cứu vốn chủ sở hữu nhiều hơn sẽ cải thiện kiến thức của các nhà đầu tư
Rõ ràng, Singapore đang từng bước nỗ lực để “đẩy” startup lên sàn, cũng đồng thời củng cố vị thế dẫn đầu thị trường tài chính của khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1999 đến nay, bộ phận quỹ hỗ trợ mang tên FSDF – Quỹ hỗ trợ ngành tài chính Singapore đã theo đuổi bốn mục tiêu xuyên suốt: giới thiệu vị trí trung tâm tài chính của đảo quốc sư tử, phát triển và nâng cấp kỹ năng, chuyên môn của thế hệ chuyên viên tài chính mới đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ quá trình nghiên cứu tài chính và phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ tài chính toàn cầu của Singapore.
Đến “vườn ươm IPO” của Indonesia
Trong một diễn biến hơi liên quan, thì “vườn ươm IPO” mang tên IDX Incubator của Sở giao dịch chứng khoán Indonesia phát đi thông điệp tuyển chọn các thành viên mới cho khóa ươm tạo sắp đến của mình, chấp nhận cả những startup nước ngoài quan tâm đến chuyện “lên sàn tại Indonesia”.
Vườn ươm này, được sở giao dịch chứng khoán Indonesia thành lập vào cuối năm 2017 với hy vọng sẽ hướng các công ty công nghệ trẻ về IPO.
Để có được “quả bóng lăn”, vườn ươm đang cho 24 công ty khởi nghiệp chia sẻ không gian làm việc ở Jakarta trong sáu tháng. Họ sẽ nhận được tư vấn miễn phí cũng như các buổi đào tạo về kế toán và luật doanh nghiệp. Sở giao dịch cũng cử bà Irmawati Amran – một trong những lãnh đạo lâu năm của thị trường chứng khoán, đảm nhiệm vị trí giám đốc chương trình ươm tạo. Bà ngay lập tức mời gọi những đồng minh của mình, vốn là những nhà đầu tư và doanh nghiệp lớn, đến hỗ trợ trực tiếp cho các công ty còn non trẻ nhưng muốn theo đuổi thị trường vốn công cộng này. “Con đường đến với IPO là một hành trình dài”, cô nói. “Chúng tôi muốn đảm bảo các công ty được tài trợ tốt và có sự ổn định”. Bà hi vọng, cứ 24 công ty tham gia ươm tạo, sẽ có ít nhất một công ty chính thức lên sàn.
Indonesia có mục tiêu phát triển nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 130 tỷ đô la vào năm 2020. Chương trình này, cũng được hỗ trợ bởi các công ty nhà nước, là một nhánh của điều này. Cấu trúc của vườn ươm IPO này như sau: Ngân hàng Mandiri đang cho thuê văn phòng và Telekomunikasi Indonesia, công ty viễn thông nhà nước, đang cung cấp cơ sở hạ tầng internet. Và bất cứ lúc nào, các chuyên gia của sở giao dịch chứng khoán Indonesia cũng sẵn lòng đến hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở vai trò mentor (cố vấn đồng hành).
Thực tế, IPO hóa các công ty khởi nghiệp là một nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt các công ty lên sàn tại Indonesia, vốn đang sụt giảm so với các kế hoạch chung của nền kinh tế. Mặc dù chiếm khoảng 40% nền kinh tế Đông Nam Á, vốn hóa thị trường chứng khoán của Indonesia tụt hậu so với Singapore và Thái Lan.
Các công ty khởi nghiệp nóng nhất của Indonesia đã huy động được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Go-Jek, công ty mẹ của ứng dụng gọi xe Go-Viet, đã đi con đường này và thu về 550 triệu đô la, nhiều hơn bất kỳ công ty nào có được năm ngoái bằng cách IPO trên thị trường chứng khoán. Indonesia cũng đang thúc đẩy việc ra mắt các cơ sở ươm tạo khác tại Medan, Surabaya và các thành phố lớn khác nếu chương trình thành công ở Jakarta.