Dù cái nóng ngoài trời lên đến 40 độ, ngày hội STEM 2019, do trường Đại học Khoa học tự nhiên và Liên minh STEM tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học & Công nghệ đã thu hút được hơn 1.000 lượt học sinh tham dự từ Hà Nội và các địa phương như Quảng Ninh, Hưng Yên, Nghệ An,…

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết qua nhiều năm tổ chức ông cảm nhận “Ngày Hội ngày càng đông vui”.

Với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ngày hội đã có một loạt hoạt động, bao gồm lễ trao giải Cuộc thi tìm hiểu Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cuộc thi điều khiển robot theo bảng tuần hoàn, các thí nghiệm hóa học lý thú trong phần trình diễn khoa học. Ngày hội cũng tổ chức 15 lớp học mẫu với nhiều chủ đề đa dạng từ lập trình, lắp ráp cảm biến, thực hành đồ chơi trí tuệ, tìm hiểu về nước và môi trường, đến những màn hỏi đáp kích thích tư duy liên tưởng như lớp Origami, để học sinh tham gia và giáo viên, phụ huynh có thể dự giờ.

Nét nổi bật của Ngày hội STEM năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp và thuyết trình tại hội thảo; bên cạnh đó, là sự hiện diện ba lớp học chuyên về robot do chính các giáo viên địa phương tổ chức thực hiện cho thấy giáo dục STEM đang phát triển mạnh mẽ ở các “trường làng”, với tư duy của các giáo viên cho rằng “ STEM không phải cái gì quá khó và đắt tiền, quan trọng là đam mê”.

Việc tổ chức ngày hội STEM năm năm qua, với nguồn lực huy động hoàn toàn từ cộng đồng và sự tham gia nhiệt tình của các “trường làng” chính là “sự khai mở, gợi ý, đồng thời tạo sức ép để các nhà làm chính sách và chuyên gia thiết kế chương trình giáo dục phổ thông quan tâm và thay đổi thái độ đối với giáo dục STEM trong các hoạt động của mình”.

Tại ngày hội STEM năm nay, ban tổ chức trao giải chung kết “Cuộc thi tìm hiểu Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học”. Cuộc thi đã thu hút được hàng chục tác phẩm sáng tạo từ các bạn học sinh THPT trên cả nước. Trong ảnh: Một học sinh đang tìm hiểu các tác phẩm tham gia cuộc thi. Khi trao giải nhất cuộc thi cho các em học sinh, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc chia sẻ rằng, trong Bảng Tuần hoàn Mendeleev có những nguyên tố gắn với tên gọi của quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium... và bày tỏ hy vọng từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Tại ngày hội STEM năm nay, ban tổ chức trao giải chung kết “Cuộc thi tìm hiểu Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học”. Cuộc thi đã thu hút được hàng chục tác phẩm sáng tạo từ các bạn học sinh THPT trên cả nước. Trong ảnh: Một học sinh đang tìm hiểu các tác phẩm tham gia cuộc thi. Khi trao giải nhất cuộc thi cho các em học sinh, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc chia sẻ rằng, trong Bảng Tuần hoàn Mendeleev có những nguyên tố gắn với tên gọi của quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium... và bày tỏ hy vọng từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.

Các em nhỏ được xem và tận tay làm thí nghiệm với một số hóa chất thường dùng trong phòng thí nghiệm như đồng sulfate. “Lúc nào các em cũng phải cẩn thận, làm nhẹ nhàng và đeo găng tay để bảo vệ mình nhé”, các anh chị sinh viên hướng dẫn những em lần đầu tiên được dùng bộ hóa chất.
Các em nhỏ được xem và tận tay làm thí nghiệm với một số hóa chất thường dùng trong phòng thí nghiệm như đồng sulfate. “Lúc nào các em cũng phải cẩn thận, làm nhẹ nhàng và đeo găng tay để bảo vệ mình nhé”, các anh chị sinh viên hướng dẫn những em lần đầu tiên được dùng bộ hóa chất.

Nhóm “GreenAms Robotics Team 6520” của trường THPT chuyên Hà Nội –Amsterdam đã mang đến ngày hội chú robot vừa lọt vào liên minh thi đấu vòng tứ kết của cuộc thi Robot quốc tế FRC dành cho khối trung học tổ chức tại Úc. Nhóm đại diện cho biết trong tương lai, mẫu robot của các em có thể ứng dụng để vận chuyển hàng hóa.
Nhóm “GreenAms Robotics Team 6520” của trường THPT chuyên Hà Nội –Amsterdam đã mang đến ngày hội chú robot vừa lọt vào liên minh thi đấu vòng tứ kết của cuộc thi Robot quốc tế FRC dành cho khối trung học tổ chức tại Úc. Nhóm đại diện cho biết trong tương lai, mẫu robot của các em có thể ứng dụng để vận chuyển hàng hóa.

“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa”. Nhà trường mới có khoảng gần 10 robot do được tài trợ, ước tính mỗi robot trị giá 1,5 triệu đồng.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa”. Nhà trường mới có khoảng gần 10 robot do được tài trợ, ước tính mỗi robot trị giá 1,5 triệu đồng.

PGS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, Thanh niên, thiếu niên, nhi đồng Quốc hội đang trao đổi với Ths Hoàng Vân Đông (ĐH Điện lực) về cách dạy lập trình robot bằng phần mềm SCRATCH cho các giáo viên khu vực nông thôn và miền núi. Ảnh: Đỗ Hoàng Sơn.
PGS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, Thanh niên, thiếu niên, nhi đồng Quốc hội đang trao đổi với Ths Hoàng Vân Đông (ĐH Điện lực) về cách dạy lập trình robot bằng phần mềm SCRATCH cho các giáo viên khu vực nông thôn và miền núi. Ảnh: Đỗ Hoàng Sơn.


Các bạn nhỏ trầm trồ trước những mẫu đá khác nhau tại Bảo tàng địa chất, Khoa Địa chất của trường ĐH Khoa học tự nhiên. Khi đưa mẫu đá để đoán nguồn gốc, hầu hết các bạn đều… đoán trật nhưng rất vui. Thầy đưa một mẫu xù xì đen thui ra hỏi, không ai dám nghĩ đó là phân cá sấu hóa thạch.
Các bạn nhỏ trầm trồ trước những mẫu đá khác nhau tại Bảo tàng địa chất, Khoa Địa chất của trường ĐH Khoa học tự nhiên. Khi đưa mẫu đá để đoán nguồn gốc, hầu hết các bạn đều… đoán trật nhưng rất vui. Thầy đưa một mẫu xù xì đen thui ra hỏi, không ai dám nghĩ đó là phân cá sấu hóa thạch.


Lập trình cho robot di chuyển hay cho cảm biến phát sáng đều không khó. Các em có thể sử dụng phần mềm trực quan để kéo những khối lệnh thành một cụm sơ đồ, hay dùng các nền tảng nguồn mở Arduino để viết câu lệnh theo ngôn ngữ lập trình. Em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hào hứng khoe khi tham gia lớp học lập trình cho robot của Kidscode, “Đây là lần đầu tiên em được lập trình ‘cool’ như thế này. Hồi cấp 1, bọn em cũng học nhưng chỉ để di chuyển hình vẽ trên máy tính thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi”.
Lập trình cho robot di chuyển hay cho cảm biến phát sáng đều không khó. Các em có thể sử dụng phần mềm trực quan để kéo những khối lệnh thành một cụm sơ đồ, hay dùng các nền tảng nguồn mở Arduino để viết câu lệnh theo ngôn ngữ lập trình. Em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hào hứng khoe khi tham gia lớp học lập trình cho robot của Kidscode, “Đây là lần đầu tiên em được lập trình ‘cool’ như thế này. Hồi cấp 1, bọn em cũng học nhưng chỉ để di chuyển hình vẽ trên máy tính thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi”.


Cô Bùi Thị Hoa, Khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên giới thiệu về cơ chế hoạt động của máy gia tốc cho các em học sinh THPT. Chùm hạt tạo ra có vận tốc lớn, năng lượng lớn trong phòng thí nghiệm này hiện có hai ứng dụng là phân tích tia X và để và cấy ghép ion tạo vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt. Ngoài ra cô còn giới thiệu ứng dụng của nhiều loại máy gia tốc khác dùng trong xạ trị, chiếu xạ thực phẩm…đang  được sử dụng ở Việt Nam. Sinh viên ngành hạt nhân luôn phải học An toàn bức xạ trước tiên, nhưng theo cô, “nó chỉ nguy hiểm khi mình không biết các quy tắc, còn nếu đã hiểu thì rất an toàn”.
Cô Bùi Thị Hoa, Khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên giới thiệu về cơ chế hoạt động của máy gia tốc cho các em học sinh THPT. Chùm hạt tạo ra có vận tốc lớn, năng lượng lớn trong phòng thí nghiệm này hiện có hai ứng dụng là phân tích tia X và để và cấy ghép ion tạo vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt. Ngoài ra cô còn giới thiệu ứng dụng của nhiều loại máy gia tốc khác dùng trong xạ trị, chiếu xạ thực phẩm…đang được sử dụng ở Việt Nam. Sinh viên ngành hạt nhân luôn phải học An toàn bức xạ trước tiên, nhưng theo cô, “nó chỉ nguy hiểm khi mình không biết các quy tắc, còn nếu đã hiểu thì rất an toàn”.


Cơ khí kỹ thuật không chỉ dành cho con trai mà cả con gái nữa. Tại lớp học STEM, các em dùng mỏ hàn để hàn các đèn Led vào mạch điện để làm Găng tay Thanos. Ai khéo tay làm xong sản phẩm đều có thể mang móc khóa gắn găng tay về nhà làm kỷ niệm.
Cơ khí kỹ thuật không chỉ dành cho con trai mà cả con gái nữa. Tại lớp học STEM, các em dùng mỏ hàn để hàn các đèn Led vào mạch điện để làm Găng tay Thanos. Ai khéo tay làm xong sản phẩm đều có thể mang móc khóa gắn găng tay về nhà làm kỷ niệm.