Trang chủ Ảnh - Clip Ảnh - Clip Những động vật quý hiếm ở miền Viễn Đông nước Nga Theo VnExpress 08/09/2015 10:24 Miền Viễn Đông nước Nga, gồm phần lớn khu vực phía đông hồ Baikal, có diện tích lớn gấp đôi Ấn Độ và là ngôi nhà của một số động vật quý hiếm nhất thế giới. Hổ Amur chỉ còn tồn tại gần 500 con trong tự nhiên, sống chủ yếu ở phía nam miền Viễn Đông nước Nga. Một số lượng nhỏ được tìm thấy ở đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Julie Larsen Maher/WCS Russia.Cú bắt cá Blakiston chủ yếu ăn cá hồi, loài cá rất phổ biến ở những con sông phía nam miền Viễn Đông nước Nga. Những con cú cực lớn đang có nguy cơ tuyệt chủng này sống ở đây quanh năm, chống chọi các đợt nắng nóng mùa hè và không khí lạnh -30 độ C vào mùa đông. Ảnh: Jonathan C. Slaght/WCS Russia.Với số lượng ước tính chỉ còn 60-80 con sống rải rác trong những cánh rừng phía nam miền Viễn Đông nước Nga và Trung Quốc, báo Amur là loài thú họ mèo có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Ảnh: Julie Larsen Maher/WCS Russia.Cò trắng phương Đông, một động vật có nguy cơ tuyệt chủng, xây những chiếc tổ lớn bằng que gậy trên cây dọc vùng đất thấp nhiều đầm lầy ở lòng chảo sông Ussuri và Amur, phía nam miền Viễn Đông nước Nga. Ảnh: Jonathan C. Slaght/WCS Russia.Sơn dương goral đuôi dài sinh sống chủ yếu ở phía nam miền Viễn Đông nước Nga. Khoảng 700-900 con náu mình trên những vách đá dốc đứng dọc vùng bờ Biển Nhật Bản để tránh thú dữ. Mặc dù có hình dáng giống dê, chúng có họ hàng gần với loài linh dương. Ảnh: Khu dự trữ sinh quyển Sikhote-Alin.Lửng chó là thành viên duy nhất thuộc họ chó có hành vi ngủ đông. Ảnh: Jonathan C. Slaght/WCS Russia.Với sải cánh ba mét và cân nặng 11,5 kg, chim kền kền màu xám tro có kích thước rất lớn. Loài chim săn mồi này sống ở Trung Á, Mongolia và Trung Quốc. Một số nhỏ những con chim chưa trưởng thành sẽ trải qua mùa đông dọc vùng bờ Biển Nhật Bản ở phía nam miền Viễn Đông nước Nga. Ảnh: Julie Larsen Maher/WCS Russia.Đại bàng biển Steller là loài đại bàng lớn nhất trên thế giới. Loài vật này sinh sống ở phía bắc miền Viễn Đông nước Nga, nhưng nhiều con trải qua mùa đông ở vùng bờ Biển Nhật Bản và ăn xác cá hồi di cư. Ảnh: Jonathan C. Slaght/WCS Russia.Vịt uyên ương, một loài có họ hàng gần với vịt gỗ Bắc Mỹ, sống trong những hốc cây và ăn hạt từ những cây sồi Mongolia. Ảnh: Jonathan C. Slaght/WCS Russia.Gấu đen châu Á, còn gọi là gấu ngựa, sống ở vùng đông nam châu Á và rất hiếm gặp ở Nga, nơi chúng đôi khi trở thành mồi săn của hổ Amur. Ảnh: Julie Larsen Maher/WCS.Khu vực phía nam miền Viễn Đông nước Nga có tính đa dạng sinh học lớn hơn bất kỳ vùng ôn đới nào trên thế giới. Ảnh: Jonathan C. Slaght/WCS Russia. Theo VnExpress TIN KHÁC Ba lô thông minh có thể sạc điện Chùm ảnh Trái đất khi đêm về đẹp mê hồn 5 smartphone cấu hình mạnh, thiết kế tốt lên kệ tháng 9 TIN TIÊU ĐIỂM [Infographic] Đài Loan có thể trở thành Thung lũng Silicon của Nông nghiệp 4.0 07/06 [Video] SPACE X với dự án tên lửa đưa con người lên sao hỏa 30/05 [Video] Học sinh THCS điều khiển cánh tay robot bằng suy nghĩ 09/05 [Infographic] Chặng đường hơn 20 năm của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 23/04 Sự kiện Cơ chế, Chính sách cho Khoa học One Health "Một sức khỏe" ở Việt Nam Đọc sách Giáo dục & Đại học Năng lượng cho tương lai